Theo tin tức từ Tri thức trực tuyến, ngày 13/1, VKSND Tối cao đã quyết định ban hành kiến nghị, đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao xem xét lại quyết định giám đốc thẩm vụ ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
Cụ thể, VKS đề nghị hủy bản án phúc thẩm ngày 5/12/2019 và bản án sơ thẩm ngày 27/3/2019 liên quan đến phần phân chia tài sản chung để xét xử sơ thẩm lại theo trình tự tố tụng. Nguyên nhân được VKS đưa ra là do các bản án trên đều có nhiều sai sót.
Đáng chú ý nhất là phần định giá tài sản chung của vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo, các chứng thư và báo cáo kết quả thẩm định giá liên quan vụ việc đều hết hiệu lực tính đến ngày xét xử sơ thẩm hôm 20/2/2019.
>> Xem thêm: Madame Lê Hoàng Diệp Thảo đánh dấu 'mốc son chói lọi' tại 'thành phố trong mơ' Dubai
Ngoài ra, các chứng thư và báo cáo kết quả thẩm định giá chỉ dựa trên báo cáo tài chính, danh mục tài sản phía ông Vũ đưa ra chứ chưa có bên bà Thảo xác nhận nên cần phải định giá lại. Song, cấp phúc thẩm và sơ thẩm vụ ly hôn đã bỏ qua việc này.
Cũng nằm trong kiến nghị của VKSND Tối cao nêu ở phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn đã đồng ý với kết quả thẩm định giá, nhưng sau đó nguyên đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Sau đó, tòa phúc thẩm không định giá lại tài sản mà sử dụng kết quả thẩm định giá tại cấp sơ thẩm để giải quyết vụ án.
Quyết định từ giám đốc thẩm cho rằng tại bản ý kiến của bà Lê Hoàng Diệp Thảo ngày 21/2/2019 và trong thời gian chuẩn bị xét xử phúc thẩm cũng như tại tòa, các đương sự đều không yêu cầu định giá lại. Sau đó, tòa phúc thẩm đã chấp thuận điều này là không đúng với nội dung kháng cáo phúc thẩm và ý kiến của người bảo vệ quyền lợi cho bà Thảo.
>> Xem thêm: Vị trí đặc biệt của bà Lê Hoàng Diệp Thảo hậu tỏa sáng tại 'thành phố trong mơ' Dubai
Thêm nữa, theo kiến nghị của VKS, bà Thảo là doanh nhân, có yêu cầu được chia cổ phần và vốn góp. Tuy nhiên tòa án các cấp lại chia tiền cho bà, còn ông Vũ được nhận cổ phần là vi phạm quyền được kinh doanh của bà Thảo.
Liên quan đến nhận định không có tài liệu chứng minh rằng nếu để bà Thảo tiếp tục là cổ đông quản lý, hoạt động của Tập đoàn Trung Nguyên sẽ khó khăn, ảnh hưởng sự ổn định và việc làm cho hàng nghìn công nhân, VKSND Tối cao cho rằng nhận định này là không có cơ sở. Bởi các công ty, cổ phần và phần vốn góp trong các công ty đều có thể chia được bằng hiện vật.
Kiến nghị của VKS khẳng định bà Thảo ngoài nội trợ bà còn trực tiếp kinh doanh, góp phần tạo tài sản chung và sự phát triển của Tập đoàn Trung Nguyên. Nhưng trong vụ ly hôn, tòa đã không xem xét đầy đủ trách nhiệm của ông Vũ khi "thực hiện nghĩa vụ của người chồng" theo Luật Hôn nhân và Gia đình. Vì vậy VKS cho rằng cần phải tăng tỷ lệ % tài sản bà Thảo được chia trong khối tài sản chung nêu trên. Hiện, bà Thảo đang nhận 40%, còn ông Vũ hưởng 60%.
>> Xem thêm: Madame Lê Hoàng Diệp Thảo bất ngờ công khai nhắc về chồng cũ Đặng Lê Nguyên Vũ
Đánh giá sau khi kết hôn của bà Thảo, việc kinh doanh của ông Vũ bắt đầu có sự phát triển và hình thành Tập đoàn Trung Nguyên. Các công ty tranh chấp đều được đăng ký doanh nghiệp lần đầu từ năm 2006 trở đi, sau rất nhiều năm kể từ khi ông Vũ và bà Thảo kết hôn từ năm 1998.