Khi mua thịt lợn về, nhiều người thường bỏ đi phần da lợn vì lo lắng độc tố, mỡ trong da gây béo phù.
Làm đẹp và tăng cường sinh lý
Ở thời nhà Đường, hầu hết các thành viên trong hoàng thất sẽ thường xuyên được phục vụ bì lợn để cung cấp dinh dưỡng và làm đẹp. Đây là phương thuốc có tác dụng bổ âm, giúp nữ giới duy trì làn da căng mọng, tóc sáng bóng, giảm lão hóa trên da và chống ung thư hiệu quả.
Ngoài ra, bì lợn cũng hỗ trợ và làm tăng tăng cảm giác và khả năng “chăn gối”. Trong bì lợn chứa collagen có thể làm chậm quá trình lão hóa, hỗ trợ làm giảm nhiệt, đau họng, sốt tắc mạch. Với ngành da liễu và mỹ phẩm, da lợn còn được nghiên cứu tìm để làm giảm sẹo của vết thương, đắp lên vết bỏng phòng chống nhiễm trùng...
Chữa bỏng hiệu quả
Vì da lợn còn tươi có tính chất xốp, đàn hồi, thoát dịch tốt nên giúp hỗ trợ cản trở sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết thương hở, khiến vết thương không nhiễm trùng và mau lành hơn. Da lợn có thể trở thành các băng sinh học sau khi được xử lý sạch bằng nước muối sinh lý, kháng sinh, dung dịch glyceryl… Nhờ tính chất sinh học của trung bì da lợn mà chúng còn không gây phản ứng miễn dịch cho người bệnh khi chữa trị.
Ngoài ra, bì lợn, da lợn còn có một số tác dụng khác như trị thương hàn nóng sốt, bụng đầy tức, cảm giác bứt rứt khó chịu, trị sưng họng, khô môi, xuất huyết da, chảy máu chân răng và có tác dụng bồi bổ cho người già suy nhược, sản phụ.
Mỗi tuần, bạn có thể ninh nhừ bì lợn với đu đủ hoặc nấu canh bì lợn với nấm hương, thịt nạc, đậu Hà Lan... để bồi bổ sức khỏe. Ngoài ra, bì lợn cũng có thể nấu cao để sử dụng thay thế son dưỡng ẩm thông thường.
Ảnh minh họa