Tin mới

3 bộ phận trên cơ thể lợn vừa bẩn vừa độc, bất ngờ nhất là món mà nhiều người lầm tưởng bổ dưỡng

Thứ tư, 17/03/2021, 09:43 (GMT+7)

Thịt lợn là một trong những nguồn thực phẩm phổ biến ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Hầu hết các bộ phận trên cơ thể lợn đều có thể chế biến thành món ngon. Tuy nhiên, cũng có những bộ phận chứa nhiều chất độc mà chúng ta nên tránh hoặc hạn chế ăn.

1. Gan lợn (heo)

Gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn nên chính bộ phận này cũng tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh.

Thành phần của gan có lượng chất đạm cao, vitamin A, chất sắt, các vitamin nhóm B, các loại men như: men tiêu hoá, men thải độc. Ảnh: FB
Thành phần của gan có lượng chất đạm cao, vitamin A, chất sắt, các vitamin nhóm B, các loại men như: men tiêu hoá, men thải độc. Ảnh: FB

Vì vậy, nếu bạn thường xuyên ăn gan lợn thì nên hạn chế dần đi vì nó hoàn toàn không phải thực phẩm tốt lành cho sức khỏe.

Để giảm độc tố của gan nên ngâm gan trong sữa tươi 30 phút để giúp tẩy mùi hôi và độc tố còn tích tụ lại. Bên cạnh đó, nên chọn gan tươi ngon của con vật khỏe mạnh. Bí quyết để món gan ngon là hãy cho nhiều tỏi.

Tuy nhiên, nếu không biết cách chế biến thì món ăn bổ dưỡng này sẽ trở thành vô giá trị, thậm chí gây hại cho sức khỏe. Ảnh: FB
Tuy nhiên, nếu không biết cách chế biến thì món ăn bổ dưỡng này sẽ trở thành vô giá trị, thậm chí gây hại cho sức khỏe. Ảnh: FB

Tiêu thụ lượng gan vừa phải rất có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên việc ăn quá nhiều lại gây hại, do gan rất nhiều cholesterol. Tốt nhất chỉ nên ăn 2-3 khẩu phần gan/tháng (80g/khẩu phần). 

2. Phần thịt cổ

Không chỉ lợn và hầu như các loài động vật khác đều có những hạt bạch huyết. Đây là cơ quan miễn dịch của động vật và nằm ở nhiều vị trí trên cơ thể.

Tuy nhiên, hạch bạch huyết tập trung phổ biến nhất ở vùng cổ. Loại hạch này chứa số lượng lớn các thực bào, bảo vệ cơ thể bằng cách ăn các hạt có hại, vi khuẩn và tế bào chết. Sau mỗi lần bị tổn thương, hạch bạch huyết sẽ nổi lên để bảo vệ cho cơ thể vật chủ.

Thịt cổ lợn có giá thành rất rẻ nên thường được dùng để trộn vào món thịt xay để làm các món như bánh bao, nem, thịt nhồi... Ảnh: FB
Thịt cổ lợn có giá thành rất rẻ nên thường được dùng để trộn vào món thịt xay để làm các món như bánh bao, nem, thịt nhồi... Ảnh: FB

Hạch bạch huyết của lợn càng lớn thì càng chứa rất nhiều vi khuẩn, virus, mầm bệnh có thể truyền trực tiếp bệnh vào cơ thể.

Chưa hết, cổ lợn cũng chứa một số lượng lớn tuyến giáp, nơi tiết ra hormone thyroxine. Khi hấp thu quá nhiều hormone thyroxine sẽ gây ảnh hưởng tới nội tiết con người và tới việc chuyển hóa trong cơ thể, gây nên các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa. Bên cạnh đó, thyroxine rất ổn định và rất khó phá hủy ngay cả khi nấu ở nhiệt độ cao.

3. Óc lợn

Từ lâu nay, ai cũng cho rằng óc lợn được xem là món ăn bổ dưỡng, vì chứa canxi, phốt pho, sắt và một số thành phần khác. Óc lợn được nhiều người xem như “tiên dược” cho sức khỏe đặc biệt trị bệnh tiền đình.

Thế nhưng, theo các chuyên gia dinh dưỡng, óc lợn không hẳn tốt như nhiều người nghĩ vì thành phần cholesterol rất cao.

Nhiều người thường quan niệm ăn gì bổ nấy nên không chỉ óc lợn mà các loại óc động vật khác đều là món khoái khẩu. Ảnh: FB
Nhiều người thường quan niệm ăn gì bổ nấy nên không chỉ óc lợn mà các loại óc động vật khác đều là món khoái khẩu. Ảnh: FB

Thông thường một cái não lợn nặng 100g chứa khoảng 3000mg cholesterol. Vì thế, chỉ cần ăn một cái óc lợn cũng phải "nhịn" tất cả những chất chứa cholesterol khác ít nhất 10 ngày.

Theo thạc sĩ Lê Thị Hải - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, trong 100g óc lợn có tới 2.195 mg cholesterol là chất dễ gây xơ vữa động mạch ở người lớn. Nhu cầu cholesterol hàng ngày chỉ cần dưới 300 mg.

Óc hầm ngải cứu một món ăn được xem là bổ dưỡng làm giảm đau đầu. Tuy nhiên, vì trong óc lợn chứa quá nhiều cholesterol nên ăn nhiều sẽ bị cholesterol trong máu cao gây tăng huyết áp. Tăng huyết áp triệu chứng chính là đau đầu, nên càng ăn óc rất có thể đau đầu càng tăng.
Óc hầm ngải cứu một món ăn được xem là bổ dưỡng làm giảm đau đầu. Tuy nhiên, vì trong óc lợn chứa quá nhiều cholesterol nên ăn nhiều sẽ bị cholesterol trong máu cao gây tăng huyết áp. Tăng huyết áp triệu chứng chính là đau đầu, nên càng ăn óc rất có thể đau đầu càng tăng.

Nếu ăn 100g óc thì lượng cholesterol cao gấp 7 lần nhu cầu hàng ngày. Điều đó cho thấy óc không phải là thức ăn bổ dưỡng như nhiều người lầm tưởng, nếu ăn quá nhiều có hại. Đối với những người béo phì, khi ăn óc lợn còn khiến cho các màng tế bào của thành mạch máu càng trở nên mong manh. 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news