Nha đam chứa những thành phần gì?
Theo các chuyên gia nghiên cứu, trong nha đam có chứa các thành phần giúp điều trị da tại chỗ, thành phần này giống như gel được biết đến với Công dụng chữa lành vết thương nhỏ trên da rất hữu hiệu.
Trên thực tế cây nha đam có nhiều loại khác nhau, ước tính có trên 420 loại, trong đó loại nha đam được sử dụng nhiều nhất chính là Aloe barbadensis Miller.
Y học sử dụng nha đam như một loại gel bôi ngoài da, được làm từ chất có đặc tính như gel ở bên trong lá của cây. Ngoài ra, mọi người cũng có thể sử dụng lá trực tiếp bằng cách tách vỏ và lấy phần gel bên trong để dùng.
Tuy nhiên, việc dùng nha đam đã sơ chế sẵn sẽ dễ và an toàn hơn, nhất là với người bị bỏng. Hiện nay có nhiều loai gel lô hội OTC, chúng cũng chứa các thành phần làm dịu da khác, chẳng hạn như echinacea và calendula.
Công dụng tuyệt vời của nha đam
1. Nha đam trị bỏng khá tốt, nếu bạn đang gặp phải vấn đề về bỏng, bạn hãy thử thoa gel lô hội lên vùng da tối đa 3 lần mỗi ngày. Lưu ý phải bảo vệ vùng da bị bỏng bằng gạc, tránh để nhiễm trùng.
2. Cải thiện da bị cháy nắng bằng nha đam cũng rất tốt. Tuy nhiên đây không phải là một cách ngăn ngừa cháy nắng vì vậy khi ra ngoài bạn vẫn phải trang bị bảo hộ đầy đủ.
3. Chữa vết trầy da bằng nha đam. Nếu như vùng cằm hoặc trán bị trầy xước, bạn có thể thoa nha đam - lô hội lên vùng da đó để làm giảm cơn đau và cảm giác nóng rát một cách nhanh chóng. Để có thể đạt được hiệu quả cao, bạn nên sử dụng lô hội ba lần một ngày.
4. Vết cắt cũng có thể được chữa lành nhanh chóng khi dùng lô hội bởi trong cấu trúc phân của loại cây này giúp chữa lành vết thương nhanh chóng và giảm thiểu sẹo bằng cách tăng cường collagen và chống lại vi khuẩn.
5. Da khô sẽ được cải thiện nếu sử dụng lô hội đúng cách, đây có thể xem là biện pháp cứu cánh cho chị em có dàn da dầu.
6. Cải thiện tình trạng mất nước bằng nha đam vì trong loại cây chứa rất nhiều nước. Nha đam giúp thanh lọc cơ thể và loại bỏ các chất độc hại, vốn được tích tụ lâu ngày trong quá trình ăn uống và sinh hoạt hằng ngày của bạn.
7. Hỗ trợ điều trị táo bón bằng nha đam, cụ thể nha đam sẽ giúp lợi khuẩn đường ruột hoạt động tốt hơn, cũng như cân bằng số lượng vi khuẩn có trong ruột.
8. Ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường bởi trong nha đam có chứa chất phytosterol - là một hoạt chất giúp chống lại việc tăng đường huyết trên cơ thể chuột, được chứng minh rằng chất này có hiệu quả đối với điều trị bệnh tiểu đường ở giai đoạn 2. Vì vậy nếu như kiên trì sử dụng trong khoảng thời gian dài bạn có thể cải thiện được tình trạng này.
9. Nha đam giúp tăng cường chức năng gan, giúp loại bỏ độc tố tốt, chức năng gan được tăng cường nhờ lô hội giàu nước và các dưỡng chất từ thực vật.
10. Trị kinh bế, đau bụng kinh với công thức dùng nha đam 20g, rễ củ gai 20g, nghệ đen 20g, tô mộc 12g, cam thảo 4g đem đi sắc nước uống 2 - 3 lần trong ngày.
11. Chữa bệnh chàm bằng nha đam tươi đem đi chiết lấy chất dịch từ lá. Dùng chất dịch này bôi lên vùng da bị chàm và để đến khi nào nó tự bong ra. Tuyệt đối không rửa hoặc dùng tay để gỡ.
12. Chữa quai bị bằng cách dùng lá nha đam tươi gọt bỏ vỏ rồi giã nát để đắp lên vùng da bị sưng đau. Bên cạnh đó, lấy thêm 20g lá nha đam bỏ vỏ rồi sắc với nước để uống 2 - 3 lần mỗi ngày.
Lưu ý khi sử dụng nha đam
Các chuyên gia khuyến cáo phần thịt dày bên trong lá nha đam chứa nhiều chất dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe người dùng. Tuy nhiên lớp vỏ bên ngoài, đặc biệt là lớp nhựa của nha đam có tên là latex, thường có màu vàng lại dễ gây độc cho cơ thể. Vì vậy khi sử dụng hãy chú ý nếu thấy xuất hiện phần nhựa vàng.
Thông tin đăng tải trên trang MedlinePlus, các bác sĩ đã khuyến cáo rằng phụ nữ đang mang thai hoặc trong giai đoạn cho con bú và trẻ em dưới 12 tuổi không nên dùng nha đam. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt rất cân nhắc điều này, vì nha đam thuộc loại thực phẩm gây hại cho bào thai trong bụng dẫn đến trẻ bị khuyết tật hoặc bị sảy thai.
Người đang dùng thuốc nhuận tràng cũng không nên dùng nha đam vì hệ quả của việc này có thể làm cho thận và gan dễ bị tổn thương.