Chiều tối qua 3/11, Tòa án Tối cao Anh vừa ra phán quyết, "chính phủ không có quyền kích hoạt điều 50, cho phép Anh rời khỏi Liên minh châu Âu EU".
Theo đó, Tòa án tối cao Anh yêu cầu Quốc hội phải bỏ phiếu về việc kích hoạt điều 50 trong hiệp ước Lisbon vì quốc hội Anh "không đủ thẩm quyền chặn tiến trình Brexit". BBC dẫn lại phán quyết của Tòa án Tối cao, "chúng tôi quyết định, chính phủ Anh không có quyền kích hoạt điều 50 cho phép Anh rút khỏi Liên minh châu Âu".
Tiến trình Brexit của Anh lại gặp trắc trở. Ảnh: CNN |
Với phán quyết này của Tòa án Tối cao, người dân Anh khó có thể biết được khi nào Brexit mới chính thức bắt đầu. Phán quyết này đưa ra đồng nghĩa với quá trình Brexit sẽ chậm lại. Giờ đấy, các nhà lập pháp đã có thể tác động đến những thỏa thuận giữa chính phủ Anh và EU về vấn đề Brexit.
Theo nhận định của đài CNN, phán quyết này của Tòa được đánh giá là sự thất bại của chính quyền Anh. Thủ tướng Theresa May muốn kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon vào cuối tháng 3/2017, có nghĩa là Anh sẽ rời khỏi EU 2 năm sau đó.
Ngay sau khi Tòa án Tối cao đưa ra phán quyết, Chính phủ Anh thể hiện sự thất vọng và nhấn mạnh sẽ kháng cáo. Phiên điều trần dự định sẽ diễn ra vào đầu tháng 12 tới.
Việc chính phủ Anh bày tỏ sự thất vọng về phán quyết này là điều dễ hiểu. Một phát ngôn viên chính phủ Anh nói với đài CNN, "Brexit dựa trên một cuộc trưng cầu do Quốc hội phê chuẩn. Chính phủ sẽ quyết tâm tôn trọng kết quả cuộc trưng cầu đó".
Ông John Kerr, cựu Đại sứ Anh tại EU, đồng thời là một trong những người soạn thảo điều 50 Hiệp ước Lisbon, cho biết, "Anh có thể thay đổi ý định rời khỏi EU kể cả sau khi London kích hoạt điều 50". Ông John Kerr, theo qui định, không có quốc gia nào được yêu cầu quốc gia khác rời khỏi nhóm. Ông Kerr khẳng định "chúng ta có thể thay đổi ý định khi tiến trình đàm phán vẫn đang diễn ra".
Nghiêm Thu (Tổng hợp)