1. Bạn bị ợ nóng
Một chất không xác định trong cà chua và các sản phẩm từ cà chua có thể có thể gây trào ngược axit. Những người bị rối loạn tiêu hóa có thể thử loại bỏ cà chua khỏi chế độ ăn của mình trong vòng 2-3 tuần xem có cảm thấy tốt hơn không.
2. Bạn đang uống thuốc làm loãng máu
Nếu bạn đang dùng một loại thuốc làm loãng máu như warfarin (Coumadin) chẳng hạn, điều quan trọng là duy trì nồng độ vitamin K. Nếu nồng độ tăng đột ngột thì nó sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc. Vì vậy, bạn phải ăn lượng rau phù hợp bởi hầu hết vitamin K nạp vào cơ thể đều đến từ đây. Nếu bạn thích những loại rau có hàm lượng vitamin K cao như cải xoăn, củ cải Thụy Sĩ, rau bina, rau mù tạ và rau củ cải thì hãy giảm số lượng và nên vào cùng một khoảng thời gian hàng ngày.
3. Bạn có tiền sử sỏi thận
1/5 số người hình thành sỏi thận canxi oxalate (loại phổ biến nhất) có nồng độ oxalate cao trong nước tiểu. Nếu bạn có tiền sử sỏi thận, hãy hạn chế ăn những thực phẩm giàu oxalate như đại hoàng, rau bina, củ cải đường và rau củ cải đường.
4. Bạn bị gút
Măng tây chứa purin, chất thúc đẩy sự sản xuất axit uric quá mức gây bệnh gút. Vì vậy, nếu bị bệnh gút bạn cần kiêng măng tây.
5. Bạn bị những loại dị ứng nhất định
Ăn những thực phẩm như atiso có thể gây ra dị ứng ở những người nhạy cảm với chất gây dị ứng ragweed. Những người nhạy cảm với latex có thể phản ứng với quả bơ. Nhiều người dị ứng với aspirin có thể bị dị ứng với cải củ, có chứa salicylate. Đay là hợp chất tương tự như các hoạt chất của thuốc aspirin.
6. Bạn bị rối loạn đường ruột do viêm
Nếu bạn bị viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn, bác sĩ sẽ khuyên bạn tránh hoặc giảm ăn bắp cải bởi chúng chứa vi khuẩn sống tự nhiên trong đường ruột và gây ra đầy hơi. Bạn cũng có thể hạn chế các loại rau họ cải khác như súp lơ, bông cải xanh và cải mầm Brussel nếu chúng gây ra các triệu chứng tương tự.
7. Bạn đang xem xét Giảm cân
Kết cấu xốp của quả cà tím làm ngấm chất béo. Trên thực tế, món cà tím chiên giòn hấp thụ chất béo gấp 4 lần so với khoai tây chiên kiểu Pháp. Hãy hạn chế calo bằng cách chế biến kiểu nướng, rang hoặc hầm. Nếu xào cà, bạn cần sử dụng chảo chống dính và dùng ít dầu.
8. Tuyến giáp hoạt động kém
Củ cải có chứa 2 chất goitrogenic là progoitrin và gluconasturtin. Chúng có thể cản trở khả năng tạo ra hormone của tuyến giáp. Các hợp chất này không gây nguy hiểm cho người khỏe mạnh nhưng ai bị suy giáp thì nên nấu chín loại rau này để làm mất hoạt tính của goitrogen.