Tin mới

Cất giữ đá chứa mã não như vật báu vật suốt 140 năm mới biết đây là trứng của loài quái thú khổng lồ

Thứ hai, 04/12/2023, 14:55 (GMT+7)

Hóa ra viên đá quý được cho là mã não này là trứng của loài khủng long có hơn 60 triệu năm tuổi.

Theo tờ IFL Science, viên đá quý chứa mã não màu trắng - hồng nhạt bên trong hiện đang nằm tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên London (Anh) thuộc Bộ sưu tập Khoáng vật học được lưu giữ từ năm 1883 tới nay (tức 140 năm). Tuy nhiên, mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra sự thật kinh ngạc về viên đá chứa mã não này. Hóa ra chúng chính là trứng khủng long hơn 60 triệu năm tuổi. 

Viên đá quý mã não. Hình ảnh được cung cấp bởi © Trustees of the Natural History Museum, London
Viên đá quý mã não. Hình ảnh được cung cấp bởi © Trustees of the Natural History Museum, London

Viên đá quý này có vẻ ngoài màu nâu xù xì, thô ráp. Chúng có chiều ngang dài khoảng 15 cm, có hình tròn. Được biết, viên đá quý này được một người đàn ông tên Charles Fraser khai quật ở Ấn Độ trong khoảng năm 1817 đến 1843, đưa về bảo tàng năm 1883.

Sự thật về viên đá mã não này chỉ được tiết lộ khi ông Robin Hansen - người phụ trách về khoáng sản của bảo tàng chuẩn bị mẫu vật để trưng bày vào năm 2018. Vì thấy màu sắc viên mã não này quá hấp dẫn, Robin Hansen dự định chọn để làm mẫu vật trưng bày. Sau đó, chuyến đi đến một triển lãm khoáng sản ở Pháp vô tình giúp ông biết được sự thật về viên đá quý được cho là mã nào này.

“Khi tôi đang đi xem loanh quanh ở buổi triển lãm, một người bán hàng đã cho tôi xem một quả trứng khủng long đã được tách vỏ có hình tròn, vỏ mỏng xù xì và ở trong có màu giống mã não màu sẫm. Lúc đó trong đầu tôi vụt qua hình ảnh 'viên dá mã não' ở Bảo tàng. 'Đợi một chút, nó trông rất giống cái chúng ta vừa trưng bày trong Bảo tàng', Hansen nói.

Các mảnh của quả trứng khớp với nhau một cách hoàn hảo. Hình ảnh được cung cấp bởi © Trustees of the Natural History Museum, London
Các mảnh của quả trứng khớp với nhau một cách hoàn hảo. Hình ảnh được cung cấp bởi © Trustees of the Natural History Museum, London

Ngay sau khi về nước, viên đá quý được những người phụ trách về khủng long của bảo tàng kiểm tra kỹ lưỡng. Giáo sư Paul Barrett và Tiến sĩ Susie Maidment, người đã quyết định chụp CT trên mẫu vật để xem liệu có manh mối nào không. 

Các nhà nghiên cứu phát hiện, lớp vỏ mỏng quanh mã não trông khá giống một lớp vỏ trứng đồng thời họ cũng phát hiện ra rằng bên ngoài mẫu vật cho thấy có nhiều vật thể đã được ráp lại với nhau. 

Hơn nữa, mẫu vật được thu thập ở Ấn Độ. Từ kích thước, hình dạng và đặc điểm bề mặt giống với các mẫu trứng titanosaur khác từ Trung Quốc và Argentina. Quả trứng được cho là có niên đại từ 60 triệu năm trước, khi khủng long là loài sống phổ biến nhất ở Ấn Độ.

Khủng long Titanosaurs, thằn lằn hộ pháp là một nhánh khủng long Sauropoda đa dạng bao gồm Saltasaurus và Isisaurus của Châu Phi, Châu Á, Nam Mỹ, Châu Âu và Úc. Loài titanosaurians là nhóm khủng long cổ dài cuối cùng còn sót lại, loài taxa vẫn phát triển mạnh vào thời điểm xảy ra sự kiện tuyệt chủng vào cuối kỷ Phấn trắng. Loài Titanosaurs có kích thước khổng lồ và được cho là đã đẻ khoảng 30-40 quả trứng. Nếu những quả trứng này  có cơ hội nở và trưởng thành, con thằn lằn hộ pháp này có thể nặng tới 70 tấn. 

Hansen giải thích: “Mẫu vật này là một ví dụ hoàn hảo về lý do tại sao các bộ sưu tập trong bảo tàng lại quan trọng đến vậy. Nó đã được xác định và phân loại chính xác là mã não vào năm 1883 bằng cách sử dụng kiến ​​thức khoa học sẵn có vào thời điểm đó. Chỉ đến bây giờ chúng tôi mới nhận ra rằng mẫu vật này có một điều gì đó đặc biệt hơn – mã não đã lấp đầy cấu trúc hình cầu này, hóa ra đó là một quả trứng khủng long".

Nhóm nghiên cứu cho rằng điều này xảy ra do hoạt động của núi lửa khiến quả trứng bị bao bọc trong đá núi lửa đông đặc sau một vụ phun trào. Các cấu trúc bên trong cuối cùng sẽ bị phân hủy và nước giàu silica sẽ xâm nhập qua đá và đi vào khoang trứng, tạo ra mẫu mã não mà chúng ta thấy ngày nay. 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news