Tin mới

Chủ nghĩa khủng bố và những con số lạnh gáy

Thứ ba, 18/11/2014, 10:33 (GMT+7)

Có bao nhiêu người chết và bị thương vì khủng bố năm 2013, có bao nhiêu vụ tấn công lớn nhỏ đã diễn ra trên khắp thế giới, quốc gia nào chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, nhóm khủng bố nào nguy hiểm nhất?

Có bao nhiêu người chết và bị thương vì khủng bố năm 2013, có bao nhiêu vụ tấn công lớn nhỏ đã diễn ra trên khắp thế giới, quốc gia nào chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, nhóm khủng bố nào nguy hiểm nhất?

 

Theo nghiên cứu Global Terrorism Index 2014 (Chỉ số khủng bố toàn cầu 2014), số người chết vì khủng bố đã tăng 61% từ năm 2012-2013.

Iraq là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì khủng bố trong năm 2013

Đã có gần 10.000 cuộc tấn công khủng bố vào năm 2013, tăng 44% so với năm trước.

Báo cáo cho biết các nhóm chiến binh IS, al-Qaeda, Boko Haram và Taliban đứng sau hầu hết các vụ tàn sát.

Iraq là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất từ khủng bố.

Các báo cáo của Viện Kinh tế và Hòa binh cho biết có gần 18.000 người đã chết trong những cuộc tấn công khủng bố 2013. “Không chỉ tăng về cường độ, chủ nghĩa khủng bố còn đang tăng về độ bao phủ”, báo cáo nói thêm.

Steve Killelea, Chủ tịch điều hành IEP nói với đài BBC rằng những trường hợp tử vong mới nhất do khủng bố chủ yếu trong cuộc nội chiến Syria bắt đầu từ năm 2011.

“Sự bất ổn ở Syria giờ đã lan sang Iraq, nơi mà chúng ta cảm thấy bùng phát chủ nghĩa khủng bố”, ông Killelea nói.

Bản báo cáo điều tra chủ nghĩa khủng bố từ năm 2000-2013 sử dụng dữ liệu từ Global Terrorism Database tại Mỹ. Nó bao gồm các bảng xếp hạng những quốc gia chịu tác động từ hoạt động khủng bố, căn cứ trên số lượng các cuộc tấn công khủng bố, số người chết và bị thương do khủng bố và thiệt hại về tài sản.

5 quốc gia – Iraq, Afghanistan, Pakistan, Nigeria và Syria – chiếm 80% số người chết từ khủng bố năm 2013. Chỉ riêng Iraq đã có hơn 6.000 người chết.

Ấn Độ, Somalia, Philippines, Yemen và Thái Lan là 5 quốc gia tiếp theo chiếm từ 1%-2,3% người chết vì chủ nghĩa khủng bố.

Mặc dù các nước thuộc Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD) chỉ chiếm 5% tổng số người chết do khủng bố từ năm 2000 nhưng họ phải chịu những cuộc tấn công khủng bố đẫm máu nhất. Đó là cuộc tấn công vào Mỹ 11/9, vụ đánh bom ga xe lửa tại Madrid năm 2004, đánh bom ở London năm 2005 và đánh bom, nổ súng ở Na Uy năm 2012.

Trong năm 2013, Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico là những nước OECD có số người chết vì khủng bố cao nhất, với 57 và 40 trường hợp tương ứng mỗi nước.

Năm 2013, số người chết vì khủng bố đã tăng 61% so với năm 2012

Tôn giáo hay chính trị?

Báo cáo cho biết 4 nhóm chính chịu trách nhiệm cho 66% trường hợp tử vong do các cuộc tấn công khủng bố trong năm 2013: al-Qaeda, Taliban, Boko Haram và Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.

Tất cả 4 nhóm sử dụng “hệ tư tưởng tôn giáo dựa trên những giải thích cực đoan của Hồi giáo Wahhabi”.

 

Bản báo cáo nói thêm rằng hệ tư tưởng không phải là động lực duy nhất của chủ nghĩa khủng bố. “Rất nhiều quốc gia mà người hồi giáo chiếm đa số và họ không chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa khủng bố như Qatar, UAE và Kuwait, nhấn mạnh rằng các yếu tố địa lý, chính trị, xã hội mới đóng vai trò trong vấn đề này”.

 

Ở nhiều nơi trên thế giới, chủ nghĩa khủng bố “nhiều khả năng được điều khiển bởi các phong trào chính trị, dân tộc và ly khai”.

3 yếu tố chính được tìm thấy trên toàn cầu tương quan với chủ nghĩa khủng bố:

- Sự thù địch xã hội cao giữa các nhóm dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ khác nhau.

- Sự hiện diện của bạo lực được nhà nước bảo trợ như giết người ngoài vòng pháp luật và vi phạm nhân quyền

- Mức độ bạo lực tổng thể cao, chẳng hạn như những trường hợp tử vong do cuộc xung đột có tổ chức hoặc tội phạm bạo lực mức độ cao.

Ông Killelea nói rằng “rất, rất khó” để các nước phương Tây chống lại được hệ tư tưởng tôn giáo cực đoan. Tuy nhiên, “phương Tây chắc chắn có thể hỗ trợ trong việc tạo ra cơ chế Chính sách tốt hơn… và có thể giải quyết một số vấn đề cơ bản, gây ra những nhóm bất bình”.

Báo cáo chỉ có những dữ liệu cho đến cuối năm 2013.

Ông Killelea nói: “Tôi không muốn dự đoán kết quả cho năm 2014 nhưng chắc chắn  khó có thẻ thể tưởng tượng ra điều gì tốt hơn”.

Tuy nhiên, báo cáo nhấn mạnh rằng trong khi chủ nghĩa khủng bố đang gia tăng, thì điều quan trọng là kiềm chế những con số trong bố cảnh này. Khoảng 50% số vụ tấn công khủng bố không còn ai sống sót trong khi số người chết trong những vụ giết người còn nhiều gấp 40 lần so với các vụ tấn công khủng bố, theo một báo cáo của LHQ năm 2012.

Bảo Linh (tin tức BBC)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news