Tin mới

Cơn ác mộng đáng sợ nhất của ISIS

Thứ tư, 17/09/2014, 16:04 (GMT+7)

Tại sao nhóm khủng bố này không kích động đe dọa tấn công Mỹ?

Tại sao nhóm khủng bố này không kích động đe dọa tấn công Mỹ?

Để thực hiện tuyên bố “tiêu diệt” Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và al-Sham (ISIS), Tổng thống Mỹ Obama sẽ phải thực hiện cam kết quân sự lâu dài ở Iraq và Syria. Tuy nhiên, cho đến nay, Mỹ vẫn hạn chế tham gia không kích vào Iraq cũng như viện trợ quân sự cho các lực lượng mặt đất ở Iraq và Kurdish. Bài phát biểu của ông Obama trong tuần này đã đề cập đến viễn cảnh tiến hành không kích vào Syria.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry

Với quyền lực của phương Tây, vẫn còn những người cho rằng dùng quân sự tấn công quân ISIS là một sai lầm vì họ tin việc này sẽ góp phần thêu dệt vào câu chuyện đối đầu giữa phương Tây và ISIS từ những chiến binh thánh chiến cũng như thêm tư liệu cho các bài tuyên truyền của chúng – đặc biệt nếu xảy ra bất kỳ thương vong nào do người dân. Từ đó dẫn đến kết quả là ISIS dễ dàng tuyển thêm được những thành viên mới. Vì lý do đó, một số ý kiến cho rằng ISIS ngay từ đầu đã muốn kích động một cuộc chiến tranh với Mỹ.

Không thể nói gì thêm với sự thật này. Nhìn vào lịch sử gần đây của nhóm phiến quân này, rõ ràng điều cuối cùng mà ISIS muốn đạt được là đối phó với những nỗ lực tăng cường quân sự của Mỹ ở Iraq. Vào cuối năm 2006 – đầu năm 2007, chính quân đội Mỹ -  liên kết với bộ tộc Sunni – đã đập tan mạng lưới bành trướng của nhóm quân này ở Iraq. Vào năm 2008, nòng cốt của đội quân ước tính 15.000 thành viên đã bị hủy diệt bởi cái chết của 2.400 người và 8.800 người khác bị bắt làm tù binh. Khi quân đội Mỹ rút khỏi Iraq vào tháng 12/2001, mạng lưới gọi là ISIS chỉ còn khoảng 800 – 1.000 người.

Mặc dù cuộc chiến tranh dân sự ở Syria tiếp tục diễn ra có thể đã khiến ISIS hồi sinh, việc Mỹ rút quân thực sự đã đem lại vận may cho chúng. Ví dụ, sự ra đi của Mỹ khiến những lực lượng đặc biệt của Iraq mất viện trợ trực thăng và tình báo Mỹ, giảm đáng kể năng lực tiến hành các cuộc chiến chống khủng bố trong đêm. Về chính trị, Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki sau khi Mỹ rút quân đã khai trừ những quan chức cao cấp trước đây được Mỹ tin tưởng bằng những người trung thành ít có thẩm quyền hơn. Vào tháng 10/2012, mạng lưới thánh chiến của Iraq đã lợi dụng điều này để tăng gấp đôi quy mô và gần như gấp đôi các cuộc tấn công trong một tuần.

Đó là lý do tại sao ISIS hoạt động ở Iraq – đặc biệt với vụ chặt đầu của hai nhà báo Mỹ James Foley và Steven Sotloff, thành viên của chính phủ, trong đó thuộc cả một chi nhánh của Ủy ban tình báo Mỹ. Đây từng được cho là kích động ông Obama hành động thì thực sự, là động thái nhằm ngăn chặn Mỹ.

Video chặt đầu nhà báo Foley là một ví dụ. Một chiến binh ISIS người Anh bị cho là âm mưu trả thù lại các vụ không kích và nỗ lực của Mỹ nhằm “phủ nhận quyền sống an toàn của các tín đồ Hồi giáo..” Trong video thứ hai, Sotloff đã đặt ra một nghi vấn liệu những người Mỹ có thích một cuộc chiến tranh nữa chống lại ISIS tiêu tốn “hàng triệu USD của những người phải đóng thuế và… hy sinh hàng nghìn chiến binh hay không.” Chiến binh ISIS người Anh cảnh báo các nước tìm cách trợ giúp Mỹ quay trở lại. Video sau đó cũng hiện lên hình ảnh một con tin người Anh, David Haines.

Những video này sau đó vẫn chưa dẫn đến một sự thay đổi trong Chính sách phương Tây, và Haines tiếp tục bị giết. Đoạn băng giết người này tương tự với những video của Foley và Sotloff. Chiến binh ISIS người Anh rõ ràng muốn cho thấy chiến dịch can thiệp quân sự vào Iraq sẽ dẫn đến “một cuộc chiến tranh đẫm máu và không thể chiến thắng”, và bằng cách tiếp tục cuộc đối đầu với ISIS, phương Tây sẽ khiến thêm nhiều người Anh bị giết. Alan Henning, một người Anh khác bị ISIS bắt giữ làm tù nhân được cho là nạn nhân sẽ bị giết tiếp theo. Đây không phải ý đồ muốn Mỹ tăng cường can thiệp sâu thêm vào Iraq mà muốn làm suy yếu ủng hộ công chúng dành cho phương Tây và tăng cường đe dọa. Điều này đã từng xảy ra với hai trường hợp người Mỹ Nicholas Berg và Kenneth Bigley người Anh bị chặt đầu bởi mạng lưới của Abu Musab al-Zarqawi vào năm 2004. Nạn nhân đã bị buộc phải tuyên bố: "Iraq không thích quân đội nước ngoài rảo bước với súng trong tay. Họ không có quyền và không công bằng. Chúng tôi muốn đánh đuổi quân thù.”

ISIS cũng có một lý do nghe có vẻ chiến lược khác để cố gắng ngăn chặn phương Tây leo thang căng thẳng. Duy trì và mở rộng lãnh thổ là mục tiêu chủ chốt của nhóm quân này. Càng chống chịu được lâu, quân ISIS càng được tin tưởng và càng thu hút được nhiều quân số mới. Nếu phương Tây đẩy mạnh can thiệp quân sự vào phương Tây sẽ dẫn đến kết quả là ISIS có thể sẽ mất rất nhiều lãnh thổ và sự sụp đổ của Hồi giáo của chúng, gây nhiễu loạn biểu tượng sức mạnh và nhóm không thể phát triển tiếp. Điều này nđã xảy ra với những chi nhánh của al Quaeda ở Somali, Yemen, Mali trong những năm gần đây. Nói cách khác, nếu một cuộc chiến tranh nổ ra, ISIS sẽ bị quay ngược trở lại thời kỳ trước năm 2014: dù vẫn là mối đe dọa với Iraq song không là gì so với al Quaeda về khả năng tiếp cận và năng lực.

Nếu phương Tây thực sự kiên quyết trong việc trừ khử ISIS, nhóm này không thể giữ được lãnh thổ của mình. Các lực lượng địa phương không muốn khai hoang các vùng đất của ISIS, và những nhà hoạt động trong khu vực không cho thấy mặn mà can thiệp vào. Vì ISIS không bao giờ đầu hàng, sự can thiệp của phương Tây là cần thiết. Một số người cho rằng điều đó sẽ làm tăng lo ngại trả thù phương Tây. Tuy nhiên, ISIS từ lâu đã là một mối đe dọa trước khi Mỹ tiến hành các cuộc không kích.

Thực tế là sẽ không có kết cục tốt đẹp gì nếu chiến tranh một lần nữa lại nổ ra trên Iraq. Thật ngây thơ khi tin rằng không phải trả cái giá nào cho một đội quân khủng bố đang sát hại kẻ thù mà không bị trừng phạt, kiểm soát lãnh thổ chiến lược rộng lớn trên hai quốc gia, và sở hữu những chiến binh đang khao khát trừ khử những người phương Tây.

Tuy nhiên, ngoài những lý do trên, tránh cuộc xung đột với ISIS sẽ giúp củng cố nền an ninh của phương Tây. Bằng cách không hành động, phương Tây để phiến quân tự hủy diệt. Điều này quá mạo hiểm. Về phần mình, Tổng thống Obama cho thấy ý muốn can thiệp quân sự, thậm chí đó có nghĩa là đi ngược lại những chính sách trước đây của ông ở Iraq và Syria. Tuy nhiên, có thể có một sự đảo ngược sắp tới. Ông Obama đã cam kết “tiêu diệt” ISIS mà không sử dụng lính bộ binh để chiến đấu. Đến giờ, hai tuyên bố này vẫn chưa loại trừ lẫn nhau.

Chi MK (Nguồn: Foreign Affairs)

Theo Người đưa tin

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.