Theo Dailymail, một con rùa khổng lồ được chuyển từ Seychelles đến hòn đảo St. Helena, Anh quốc đã kỷ niệm sinh nhật lần thứ 191 của mình vào ngày 4/12. Đây là loài động vật trên cạn có tuổi thọ lâu hơn cả việc phát minh ra điện thoại, tem bưu chính,...
Jonathan được cho là sinh năm 1832, điều đó có nghĩa là loài động vật này đã trải qua vô số sự kiện thế giới bao gồm cuộc nội chiến Hoa Kỳ, sự trỗi dậy và sụp đổ của Liên Xô, hai cuộc chiến tranh thế giới và phần lớn triều đại của Nữ hoàng Victoria. Mặc dù tuổi thực sự của cụ rùa Jonathan không rõ ràng, nhưng Kỷ lục Guinness Thế giới cho biết cụ rùa này đã được ít nhất 50 tuổi khi được chuyển từ Seychelles đến hòn đảo này vào năm 1882. Jonathan đã sống lâu hơn tuổi thọ trung bình 150 năm của đồng loại.
Cụ rùa Jonathan cũng là loài bò sát thuộc bộ chelonian lớn tuổi nhất từng được ghi nhận và sống trên đảo Saint Helena. Ở nơi đây, cụ rùa được coi là báu vật quốc gia, được in trên đồng xu 5 xu của địa phương. Con vật này cũng dành phần lớn cuộc đời của mình trên Lãnh thổ hải ngoại của Anh, một trong những hòn đảo xa xôi nhất thế giới.
Joe Hollins, bác sĩ thú y lâu năm của Jonathan, nói với Guinness World Records rằng loài động vật có vú này vẫn phát triển khỏe mạnh: "Mặc dù cụ rùa đã mất khứu giác và gần như bị mù do đục thủy tinh thể, nhưng ông ấy vẫn thèm ăn. Cụ rùa vẫn được cho ăn bằng tay với sự hỗ trợ tăng cường trái cây và rau quả. Điều này giúp cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho quá trình trao đổi chất như vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng. Thật phi thường khi nghĩ rằng cụ rùa hiền lành này đã sống lâu hơn mọi sinh vật sống khác trên đất liền, tất nhiên bao gồm cả toàn bộ loài người", Hollins nói với Guinness World Records .
Trang chủ Guinness World Records cũng đăng bài về Jonathan trên mạng xã hội Instagram: “Đây là động vật trên cạn sống lâu nhất thế giới, cụ rùa Jonathan đã tròn 191 tuổi”. Bài đăng này có hơn 400.000 lượt xem, có hơn 25.000 lượt thích và rất nhiều bình luận.
Hiện tại, cụ rùa sống trong khuôn viên của Plantation House cùng với ba chú rùa ít tuổi hơn là là David, Emma và Fred. Do bị mù và mất khứu giác, cụ rùa Jonathan dành cả ngày để lang thang trên khu đất được coi là nhà trong nhiều thập kỷ qua. Sinh nhật chính thức của cụ rùa theo ghi chép là vào khoảng tháng 12.
Cụ rùa Jonathan từng có người bạn đời tên Frederica, mối quan hệ bắt đầu vào năm 1991. Tuy nhiên, "cặp đôi" này chưa bao giờ có con sau khi các chuyên gia phát hiện ra rằng Frederica thực ra cũng là giới tính đực sau 26 năm. Tuy nhiên, ông Hollins cho biết điều này không ảnh hưởng đến khả năng giao phối của Jonathan. "Jonathan thường xuyên được nhìn thấy giao phối với Emma và đôi khi là Fred – động vật thường không đặc biệt nhạy cảm về giới tính", ông Hollins nói.
Những phát minh có tuổi thọ ít hơn cả cụ rùa 191 tuổi:
- Điện thoại - 1869
Bằng sáng chế đầu tiên mà ngày nay chúng ta gọi là điện thoại được cấp cho Alexander Graham Bell vào năm 1869.
- Bức ảnh - 1839
Những hình ảnh đầu tiên được in vào năm 1839. 'Daguerreotype' là loại quy trình chụp ảnh được công bố rộng rãi đầu tiên.
- Tem Bưu Chính - 1840
Một hiệu trưởng đến từ Anh, Ngài Rowland Hill đã phát minh ra tem bưu chính vào năm 1837. Con tem đầu tiên trên thế giới được phát hành ở Anh vào năm 1840. Được biết đến với cái tên Penny Black, nó có khắc hình chân dung của Nữ hoàng Victoria.
- Phim điện ảnh - thập niên 1890
Lịch sử điện ảnh bắt đầu từ những năm 1890 khi máy ảnh chuyển động được phát minh và các công ty sản xuất phim bắt đầu được thành lập. Buổi chiếu thương mại, công khai mười bộ phim ngắn của anh em nhà Lumière ở Paris vào tháng 12 năm 1895 được coi là bước đột phá của các bộ phim điện ảnh.
- Khí cầu chạy bằng năng lượng đầu tiên - 1852
Khinh khí cầu là khí cầu chạy bằng năng lượng đầu tiên. Đó là một quả bóng bay chứa đầy hydro chạy bằng động cơ hơi nước và được phát minh vào năm 1852, gần 20 năm sau khi Jonathan được cho là đã ra đời.
- Máy đánh chữ - 1867
Chiếc máy đánh chữ thực tế đầu tiên được hoàn thành vào tháng 9 năm 1867, mặc dù mãi đến tháng 6 năm 1868 mới được cấp bằng sáng chế.
- Bàn ủi - 1858
Chiếc bàn ủi đầu tiên được đồng cấp bằng sáng chế vào ngày 16 tháng 2 năm 1858 bởi các nhà phát minh William Vandenburg và James Harvey ở Thành phố New York.
- Kẹo Jelly Beans - 1861
Nhiều người cho rằng, kẹo Jelly Beans lần đầu tiên được công chúng biết đến vào năm 1861 khi nhà phát minh và nhà sản xuất bánh kẹo ở Boston, William Schrafft kêu gọi mọi người gửi hạt kẹo của mình cho binh lính trong Nội chiến Hoa Kỳ. Giờ đây, chúng được công nhận là món ăn ngọt ngào trên toàn thế giới.
- Bóng đèn - 1879
Bóng đèn thương mại đầu tiên xuất hiện trên thị trường vào năm 1879, mặc dù thực tế điện đã được Benjamin Franklin “phát hiện” từ năm 1752.