Highlight Oman vs Việt Nam:
Nhà cầm quân 66 tuổi người Pháp, Phillippe Troussier được mệnh danh là "Phù thủy trắng" vì có kinh nghiệm phát triển và nâng tầm nền bóng đá ở nhiều quốc gia trên thế giới, đáng chú ý nhất là thành tích đưa ĐT Nam Phi dự World Cup 1998 và ĐT Nhật Bản thi đấu tại World Cup 2002.
Với kinh nghiệm làm việc 4 năm ở ĐT Nhật Bản, cũng như 3 năm làm bóng đá trẻ Việt Nam và đội U19, nhà cầm quân sinh năm 1955 hiểu rõ tương quan trình độ của 2 nền bóng đá Việt Nam vs Nhật Bản trước cuộc đối đầu sắp tới và có những góc nhìn rất khác biệt về ĐT Việt Nam.
Chia sẻ về 4 trận đấu đã qua của ĐT Việt Nam trên hàng trình vòng loại thứ 3 World Cup 2022, Ông Troussier hào hứng: “Trước hết, chúng ta phải nhắc lại, đây là lần đầu tiên Việt Nam góp mặt tại vòng loại cuối cùng châu lục, nơi có sự xuất hiện của những đội tuyển và cá nhân hàng đầu. Vì lẽ đó, tôi không quá bất ngờ khi Việt Nam gặp khó khăn và nhận về kết quả không ưng ý.
Tuy nhiên, với kinh nghiệm làm việc nhiều năm tại châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, tôi không cho rằng thất bại của ĐT Việt Nam đến từ sự yếu kém của năng lực cá nhân như nhiều ý kiến đã nêu”, “Phù thủy trắng” đưa ra góc nhìn bất ngờ. Ông tin rằng trình độ của các cầu thủ Việt Nam là tương đương với các nền bóng đá phát triển ở châu Á.
“Cầu thủ Saudi Arabia, Australia hay Nhật Bản có thể nhỉnh hơn cầu thủ Việt Nam đôi chút, phần lớn đến từ kinh nghiệm thi đấu mà họ được tạo điều kiện. Dẫu vậy, cầu thủ Việt Nam không thua kém đối phương là bao về kỹ thuật cá nhân hay tầm vóc thể hình. Khía cạnh chính khiến tuyển Việt Nam thua trận đến từ yếu tố tập thể cùng với kinh nghiệm thực chiến, va chạm ở đẳng cấp cao tương đối ít ỏi.
Cầu thủ chất lượng tới mấy, vẫn cần được đặt vào trong hệ thống vận hành trơn tru và có định hướng để phát huy tối đa điểm mạnh và hạn chế điểm yếu, đồng thời kinh nghiệm chinh chiến tại nhiều đấu trường khác nhau sẽ đem lại thêm sự tự tin và độ lỳ cho các cầu thủ.
Với trải nghiệm thực chiến tại cấp độ đỉnh cao thua kém đồng nghiệp nước ngoài, cầu thủ Việt Nam có thể cần 5-7 tình huống dứt điểm mới ghi được 1 bàn, trong khi tỷ lệ này của đối thủ chỉ là 2 hoặc 3 cú sút là thành bàn. Trong những trận đấu ở cấp độ đỉnh cao và mang tính chất định đoạt, hiệu suất ấy là đủ để tạo ra khác biệt. Chúng ta hãy nhớ lại Australia, họ dứt điểm rất ít và gần như ngừng tấn công sau khi dẫn 1-0”, ông Troussier dẫn chứng."
Ngoài ra, ông tiếp tục đưa ra lời khuyên cho ĐT Việt Nam: “Để giành những kết quả tích cực, Việt Nam cần cải thiện chiến thuật tập thể nhằm tạo ra nhiều cơ hội ghi bàn hơn. Từ số lượng tình huống hãm thành gia tăng, khả năng ghi bàn mới cao lên tương ứng khi hiệu suất chuyển hóa cơ hội vốn đã không cao. Khi cơ hội thực chiến khá ít ỏi, việc tạo dựng được hệ thống vận hành linh hoạt giữa 11 cầu thủ là phương án tốt nhất và duy nhất để thu hẹp khoảng cách trình độ giữa tuyển Việt Nam với các đối thủ mạnh.
Tôi rất vui với thành tích đội tuyển giành được vài năm qua. Dẫu vậy, Việt Nam có thể chiến thắng những đối thủ cùng khu vực chủ yếu nhờ vào lối đá chặt chẽ và chờ đợi cơ hội từ tình huống phản công. Nhưng khi ra tới cấp độ châu lục, chỉ dừng lại ở đó thôi là không đủ để tạo nên khác biệt. Ai cũng biết Việt Nam sẽ lùi sâu phòng ngự số đông và rình rập phản công. Cách tiếp cận như vậy là quá đơn điệu và dễ đối phó.
Vòng loại thứ ba là cơ hội quý báu cho tuyển Việt Nam lấy về những trải nghiệm, nhưng sẽ chỉ là trải nghiệm tích cực nếu đội tuyển chọn cách tiếp cận tích cực hơn. Theo quan sát của tôi, đội tuyển sở hữu đủ nhân sự chất lượng để tạo dựng lối chơi đa dạng và linh hoạt. Nếu tôi nhớ không nhầm, Việt Nam từng chạm trán Nhật Bản tại Asian Cup và gây ra nhiều khó khăn nhờ sự chủ động ngay từ những phút đầu tiên. Đó là yếu tố cần phát huy nhiều hơn nữa. Nó chứng minh họ có thể thực hiện được và đã từng làm tốt dưới thời HLV Park Hang Seo."
Ông Troussier cũng chỉ ra lợi thế lớn nhất của ĐT Việt Nam trước thềm trận đấu với Nhật Bản: “Tuyển Việt Nam nắm giữ lợi thế vượt trội về thời gian tập trung quân số dài hạn và liên tục. Trong khi đó, hầu hết cầu thủ Nhật Bản phải vượt quãng đường rất dài từ châu Âu. Với nghĩa vụ thi đấu tại CLB vào cuối tuần, đa số cầu thủ sẽ ở vào trạng thái mỏi mệt và cần hồi phục. Việc đó dẫn tới hệ quả là Nhật Bản có thời gian rất ngắn, có thể chỉ là một ngày để rèn luyện chiến thuật.”