Từ năm 2011, Chính phủ lấy ngày 12/8 âm lịch hàng năm làm Ngày Sân khấu Việt Nam. Trong ngày này, tất cả những người làm các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực nghệ thuật đều háo hức và đi khắp các địa điểm, sân khấu nhằm dâng hương lên Tổ nghiệp. Đây là cơ hội để các thế hệ sau nhằm tôn vinh và tưởng nhớ ghi công ơn những người có công đối với việc xây dựng, phát triển gìn giữ nghề cho thế hệ sau mà tổ chức ngày giỗ tổ nghề truyền thống.
Rất đông người đã có mặt tại nhà thờ tổ của Hoài Linh. Ảnh: Saostar
Nếu ở miền Bắc có nhà thờ Tổ nghiệp của nghệ sĩ Vượng Râu thì ở miền Nam, đa số nghệ sĩ đều tề tựu ở đền thờ Tâm linh Việt của NSƯT Hoài Linh. Chiều 9/9, Danh hài Hoài Linh đã bắt đầu mở cửa nhà thờ trăm tỷ và chuẩn bị tổ chức lễ cúng Tổ.
Đây là lần thứ 4, danh hài Hoài Linh thực hiện buổi lễ tại một nơi vô cùng hoành tráng như thế. Đền thờ Tâm linh Việt là tâm huyết cả đời của Hoài Linh. Trước đó, nam danh hài và các cộng sự đã dọn dẹp sạch sẽ, trang trí rất đẹp để chuẩn bị cho buổi lễ giỗ Tổ nghề sân khấu. Đây cũng là một trong những lý do khiến anh được anh chị em đồng nghiệp dành sự kính trọng và yêu mến.
Hoài Linh diện áo dài vàng trong buổi lễ cúng Tổ nghiệp. Ảnh: Saostar
Xuất hiện tại buổi lễ cúng Tổ nghiệp có sự góp mặt của đông đảo nghệ sĩ như: Thúy Nga, Angela Phương Trinh, Cẩm Ly, Cát Phượng, vợ chồng Lâm Vỹ Dạ - Hứa Minh Đạt, Đào Bá Lộc,…
Hoài Linh chủ trì lễ cúng Tổ nghiệp
Hoài Linh diện áo dài màu vàng khăn đóng trang trọng chủ trì các nghi thức trước sự chứng kiến của đông đảo các đồng nghiệp. Buổi lễ diễn ra hết sức trang nghiêm.
Buổi lễ diễn ra vô cùng trang nghiêm. Ảnh: Yan
Trước đây, ngày giỗ tổ sân khấu chỉ giới hạn trong giới cải lương, hát bội, tuồng, chèo. Tuy nhiên, trong khoảng 10 năm trở lại đây, ngày giỗ tổ bắt đầu được đông đảo giới nghệ sĩ và những ngành nghề có liên quan đến nghệ thuật như phim ảnh, ca nhạc, kịch chọn làm ngày giỗ tổ.