Tin mới

EU sắp sóng gió vì đề xuất cấm nhập khẩu toàn bộ dầu từ Nga

Thứ tư, 04/05/2022, 14:37 (GMT+7)

Ủy ban châu Âu (EC) mới đây đã đưa ra các biện pháp trừng phạt mới đối với Moscow, trong đó có việc cắt bỏ nhập khẩu dầu thô từ Nga trong vòng 6 tháng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đã thúc đẩy EU thực hiện các bước đi mạnh mẽ hơn về các biện pháp trừng phạt năng lượng. Tuy nhiên, việc áp đặt các biện pháp cắt giảm hoặc cắt hoàn toàn nguồn cung năng lượng của Nga cho EU là một nhiệm vụ phức tạp đối với khối. 

Nguyên nhân là EU phụ thuộc rất nhiều vào nguồn năng lượng của Nga, trong đó có dầu mỏ. Vào năm 2020, nhập khẩu dầu của Nga chiếm khoảng 25% lượng dầu thô EU đã mua. 

Phát biểu trước Nghị viện châu Âu tại Strasbourg, Pháp, Lãnh đạo EU đã kêu gọi 27 quốc gia thành viên chấm dứt nhập khẩu dầu thô trong vòng 6 tháng và các sản phẩm tinh chế vào cuối năm nay. "Chúng tôi sẽ đảm bảo việc loại bỏ dầu của Nga theo trình tự. Chúng ta và các đối tác sẽ được đảm bảo các tuyến cung cấp thay thế và giảm thiểu tác động đến thị trường toàn cầu", Chủ tịch EU Ursula von der Leyen tuyên bố.

EU sắp sóng gió vì đề xuất cấm nhập khẩu toàn bộ dầu từ Nga
EU sắp sóng gió vì đề xuất cấm nhập khẩu toàn bộ dầu từ Nga

"Hãy để chúng tôi nói rõ: nó sẽ không dễ dàng", bà von der Leyen  nhấn mạnh. "Một số quốc gia thành viên phụ thuộc rất nhiều vào dầu của Nga. Nhưng chúng ta phải thực hiện nó. Bây giờ, chúng tôi sẽ áp lệnh cấm dầu Nga. Sẽ cấm nhập khẩu hoàn toàn dầu của Nga, từ dầu vận chuyển bằng đường biển cho đến đường ống, dầu thô cho đến dầu tinh luyện".

Ngoài ra, Lãnh đạo EU còn đề xuất ngân hàng lớn nhất của Nga là Sberbank và 2 ngân hàng lớn khác phải bị ngắt khỏi hệ thống thanh toán ngân hàng quốc tế SWIFT.

Các đề xuất trên cần được nhất trí thông qua mới có hiệu lực và có khả năng trở thành chủ đề tranh luận gay gắt. Bà Von der Leyen thừa nhận việc đưa 27 nước thành viên đồng ý vào các lệnh trừng phạt dầu mỏ "sẽ không dễ dàng" bởi có những nước không giáp biển và phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nguồn cung cấp năng lượng từ Nga.

(Theo RT/CNBC)

>> Xem thêm: Trừng phạt Nga nhưng 10 nước châu Âu lại âm thầm 'chiều ý' Putin

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news