Bộ trưởng Ngoại giao mới của Anh Boris Johnson đã có buổi tiếp xúc đầu tiên với người đồng cấp Mỹ. Nhưng có vẻ như đó là một màn ra mắt thảm họa đối với phía Mỹ.
Ông Kerry nhiều lần cau có trong buổi tiếp xúc với ông Johnson. Ảnh: QZ |
Có những thời điểm đầy ngớ ngẩn trong cuộc đời của mỗi người khi họ quyết định vùng lên, khi họ quyết định họ phải làm một điều gì đó nghiêm túc. Russell Brand đã cố gắng để lật đổ chủ nghĩa tư bản toàn cầu thông qua một webcam ở riêng phòng ngủ của mình. Jim Davidson chấm dứt những điều ấu trĩ bằng cách chuyển sang chơi bi-a tại một game show. Eddie Izzard đã giành thời gian chất vấn trong một chiếc mũ màu hồng, thậm chí là lặp đi lặp lại chuyện đó.
Boris Johson đã dành nhiều thập kỷ giống như một thủ lĩnh chính trị đầy khôi hài của quốc gia. Tuy nhiên, không ai trong số họ có thể thực hiện một bước nhảy vọt lớn để trở thành một Ngoại trưởng như Johnson cả.
Boris Johnson đã làm được điều đó ngay lần đầu tiên ông phát hiện ra tầm quan trọng của cái nhìn công chúng trong công việc của mình. Đột nhiên một ngày ông ấy thức dậy và phải quanh quẩn với những thứ như Yemen và Syria. Khi ấy, có lẽ ông ấy đã nhận ra rằng việc chống lại một đám đông là đầy khó khăn.
Trong ngày hôm nay, thậm chí ông ấy còn muốn thử nghiệm các mối quan hệ đặc biệt để kiểm chứng giới hạn tuyệt đối của mình. Ông hỏi han Ngoại trưởng Mỹ John Kerry về việc ông Kerry đi bộ lao đầu vào cửa của ngôi nhà Số 10, miêu tả ông Kerry như một gã hề lêu ngêu. Nhưng sự hài hước ấy có vẻ không hiệu quả cho lắm.
Trong phòng Locarno Suite của Bộ Ngoại giao, ông Johnson đã nỗ lức hết sức để thể hiện bản thân như một người đàn ông ngay thẳng, nói chuyện về những vấn đề nghiêm trọng của thế giới: Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Yemen, Brexit . Và về những điều tiếng của bản thân, ông cho rằng hầu hết trong số này là không trực tiếp do lỗi của mình.
Johnson quả thực không khác một gã hề trong báo chí Mỹ. Ảnh: QZ |
Nhưng sau đó, ông Johnson dường như đã bị bóc mẽ khi một nhà báo Mỹ từ tờ Associated Press đã đọc lại một tin về Johnson tên tờ Telegraph cũ trong đó chủ đề nói về một người phụ nữ có khả năng sẽ trở thành Tổng thống của Hoa Kỳ trong vài tháng tới, ông Johnson đã nhận xét về bà ấy như sau:
"Cô ấy có mái tóc nhuộm vàng hoe và đôi môi pouty, và một ánh mắt màu xanh sắt đá, giống như một nữ y tá tàn bạo trong một bệnh viện tâm thần".
Nhà báo này hỏi tiếp: "Ông cũng so sánh bà ấy với Lady Macbeth. Ông có muốn rút lại những lời nhận xét hay ông muốn coi đó như một thách thức trong công việc sắp tới của mình nếu phải hợp tác với bà ấy?".
Lần cuối cùng các nhà quan sát chính trị Mỹ có thể nhìn thấy John Kerry đã nhăn mặt là vào khoảng tháng chín năm 2013. Họ bây giờ có thể chuẩn bị nhấn tạm dừng lại chiếc đồng hồ bấm giờ.
"Tôi nghĩ rằng chúng tôi muốn nói rất nhiều về Syria chứ không phải chuyện này" Johnson đã trả lời, đó là một câu trả lời ngắn gọn chỉ có thể được phát biểu bởi một người sắp cùng văn phòng với Liam Fox và David Davis.
Có một mối lo ngại rằng tất cả các báo chí Mỹ quá để ý đến một Johnson thông qua diễn viên hài John Oliver mô tả ông là một "con đười ươi cạo trọc", nhưng giờ thì họ đã có thể có các đánh giá riêng của họ về sự so sánh trên.
"Việc có một lược sử lâu dài về tính khí bất thường, tính cường điệu hóa, sự hoang dại và những lời nói dối ngay thẳng là những điều mà tôi nghĩ chỉ vài bộ trưởng ngoại giao trong lịch sử sở hữu trước khi nhận công việc này", tờ New York Times cho biết. "Tôi chỉ tự hỏi làm thế nào ông Kerry và những người khác có thể đặt niềm tin vào bản lược sử rất dài này."
Ông Kerry nhăn nhó với cường độ cứ như cả hai môi của ông ấy có thể chạm vào đôi tai của mình khi Boris Johnson nhắc lại rằng: " Hãy nói về Syria ". Có vẻ như Johnson đã làm cho Kerry phát ớn và ông ấy còn đưa ra câu trả lời trong tiếng Latin ưa thích của mình (một cái gì đó về một câu châm ngôn bản địa).
Điều này sẽ thật không may cho Johnson trong ngắn và trung hạn. Một lời xin lỗi cho những phát biểu xúc phạm ông đã đưa ra trong quá khứ là tất cả những gì ông ấy cần làm lúc này. Nhưng ông ấy đã không làm thế
Như Theresa May đã cảnh báo anh trước đó trong ngày , tại cuộc họp nội các đầu tiên của mình, " Chính trị không phải là một trò chơi. ".
Liệu bà May có nói đúng? Hay bà ấy cũng sẽ chỉ coi tất cả như một trò chơi với việc bổ nhiệm Johnson?
Quý Vũ (Independent)