Tin mới

Nữ giáo viên tiết lộ lý do gia nhập ISIS

Thứ ba, 07/10/2014, 20:21 (GMT+7)

Hành trình một phụ nữ Syria 25 tuổi có giáo dục và là giáo viên tiểu học gia nhập đội quân khủng bố ghê sợ ISIS. Từ niềm tự hào sở hữu quyền lực từ ISIS đến khi tận mắt chứng kiến những tội ác mà chúng gây ra, cô quyết định đào thoát và kể lại toàn bộ câu chuyện cho phóng viên báo CNN.

Hành trình một phụ nữ Syria 25 tuổi có giáo dục và là giáo viên tiểu học gia nhập đội quân khủng bố ghê sợ ISIS. Từ niềm tự hào sở hữu quyền lực từ ISIS đến khi tận mắt chứng kiến những tội ác mà chúng gây ra, cô quyết định đào thoát và kể lại toàn bộ câu chuyện cho phóng viên báo CNN.

Khadijia cho biết lý do cô gia nhập ISIS

Người phụ nữ nhỏ nhắn mở cửa căn phòng khách sạn nơi cô đồng ý gặp mặt phóng viên. Khuôn mặt cô bị che kín, nhưng ngôn ngữ cơ thể không giấu được sự lo lắng.

Cô chậm rãi tiết lộ rằng cô còn trẻ, khuôn mặt hình trái tim. Đôi mắt màu nâu chất đầy sự rối loạn và hối lỗi, nằm dưới đường lông mày được kẻ vẽ một cách hoàn hảo.

Biệt danh của cô là “Khadijia”.  Sau khi trở thành một nữ cảnh sát đáng sợ của lữ đoàn khủng bố khét tiếng ISIS, cô đã đào thoát vì vỡ mộng bởi sự tàn ác của nhóm này.

Cô đã có cuộc phỏng vấn với báo CNN, kể về câu chuyện mà cô chưa từng kể với bất kỳ ai.

“Tôi đã bỏ chạy đến một thứ tồi tệ hơn”

Lớn lên ở Syria, gia đình Khadija đảm bảo cho cô được giáo dục tốt. Cô đã có bằng đại học và đi dạy ở trường tiểu học. Khadija cho biết cô được dạy dỗ và gia đình mình “không quá thủ cựu”.

Khi các phong trào nổi dậy của người dân Syria bắt đầu nổ ra từ hơn 3 năm trước, Khadija đã gia nhập các cuộc biểu tình đòi hòa bình chống lại Tổng thống Bashar al-Assad.

Cô cho biết: “Chúng tôi ra đường và biểu tình. Các lực lượng an ninh săn đuổi chúng tôi. Chúng tôi đã viết lên tường, thay rất nhiều trang phục. Đó là những ngày hào hùng.”

“Khi đó, mọi thứ xung quanh đều hỗn độn, Quân đội Tự do Syria, chính quyền, những thùng bom đạn, các cuộc không kích, người bị thương, trạm xá, máu chảy -  bạn sẽ muốn tự biến mất, tìm kiếm điều gì đó để hướng tới. Vấn đề của tôi là tôi đã chạy quá xa, đến một thứ tồi tệ hơn”, cô nói, những câu chữ lộn xộn.

Dần bị thuyết phục vào ISIS

Cô bị lôi cuốn vào bài thuyết phục của một người Tunisi mà cô gặp trên mạng. Cùng với cách cư xử của người đàn ông, cô càng ngày càng tin anh ta, và hắn bắt đầu dụ dỗ cô gia nhập vào IS thường xuyên hơn, cô cho biết. Anh ta đảm bảo nhóm không như người ta nghĩ về, rằng đó không phải là một tổ chức khủng bố.

Anh ta nói: “Chúng ta sẽ gia nhập vào IS một cách đúng đắn. Hiện tại, chúng ta đang trong thời kỳ chiến tranh, một giai đoạn mà chúng ta phải kiểm soát được đất nước, vì vậy, chúng ta phải cư xử khắc nghiệt.”

Người đàn ông cho cô biết, anh đến từ thành phố Raqqa, Syria, và thậm chí, họ có thể kết hôn.

“Tôi liên lạc với em họ tôi và cô ấy nói tôi có thể tham gia vào đội của Khansa’a. Cô ấy đang sống cùng người chồng làm việc cho IS”, Khadija nói. Đội quân đó rất đáng sợ, tất cả đều là nữ cảnh sát cho ISIS.

Khadija đã thuyết phục gia đình cho phép mình đến Raqqa, rằng điều đó sẽ có ích cho người thân.

Nhờ có sự trợ giúp của em họ, Khadija đã được chào mừng vào binh đoàn đáng sợ của Khansa’a.

Bên trong đội quân toàn nữ của ISIS

Đội quân của Khansa’a gồm từ 25-30 phụ nữ và được giao nhiệm vụ kiểm soát các đường phố của Raqqa để bảo đảm phụ nữ mặc trang phục đúng với các nguyên tắc do IS đề ra. Váy abayas đính cườm hoặc hơi bó đều bị cấm. Phụ nữ không được phép để lộ mắt của họ.

Những ai vi phạm đều bị quất bằng roi. Người tiến hành trừng phạt những người vi phạm là Umm Hamza. Lần đầu tiên gặp Umm Hamza, cô ấy đã cảm thấy sợ hãi.

Khadija nói: “Bà ấy không phải là một người phụ nữ thường tình. Bà ấy to lớn, sở hữu một khẩu AK, một khẩu súng lục, một cái roi, một con dao găm, và đeo mạng che mặt (niqab).”

Thủ lĩnh đội quân Umm Rayan khiến Khadja lạnh gáy: “Bà ấy đến gần tôi và nói một câu mà tôi không thể quên được. Bà nói, “chúng ta khắc nghiệt với những kẻ ngoại đạo, nhưng nhân từ với các thành viên.”

Ở đó, Khadija được dạy lau chùi, tháo dỡ và cách bắn một vũ khí. Cô được trả 200 USD/tháng và được bao ăn.

Gia đình cảm nhận được Khadija đang ngày càng lún sâu, nhưng vô vọng không thể dừng cô lại. Mẹ cô đã cảnh báo: “Bà luôn nói với tôi: Hãy thức tỉnh, hãy chăm sóc bản thân. Con luôn đi, nhưng không biết mình đang đi đâu.”

Suy nghĩ thứ hai

Ban đầu, Khadija không hề để tâm đến những cảnh báo của mẹ cô, khi cô đang bị quyền lực cám dỗ. Nhưng cuối cùng, cô bắt đầu đặt câu hỏi cho chính mình và các quy tắc của IS.

“Đầu tiên, tôi rất hạnh phúc với công việc của mình. Tôi cảm thấy tôi có quyền lực trên các đường phố. Nhưng sau đó tôi bắt đầu sợ hãi, sợ về tình trạng của mình. Tôi thậm chí còn cảm thấy sợ chính mình.”

Và cái nhìn của cô về ISIS bắt đầu sụp đổ. Thiêu đốt tâm trí cô là hình ảnh một cậu bé 16 tuổi bị đóng đinh để hãm hiếp. Cô bắt đầu tự hỏi cô có nhúng tay vào những cuộc bạo hành như vậy không.

Cô còn kể: “Điều tồi tệ nhất tôi nhìn thấy là một người đàn ông bị chặt đầu ngay trước mặt tôi.”

Bạo lực phụ nữ

Về phương diện cá nhân hơn, cô đã chứng kiến phiến quân bạo hành với riêng phụ nữ. Đội quân đã chia sẻ trụ sở của họ với một người đàn ông phụ trách việc cưới xin cho các chiến binh ISIS. Theo lời cô kể, “đó là một trong những kẻ xấu xa nhất, có nhiệm vụ tìm vợ cho cả các chiến binh trong nước và nước ngoài.”

“Các chiến binh ngoại quốc rất tàn bạo với phụ nữ, thậm chí cả với những người họ cưới.

Có những người vợ được đưa đến khu cấp cứu vì bị bạo hành, bạo lực tình dục.”

Đến khi chỉ huy ép buộc cô phải kết hôn, Khadija quyết định rời khỏi binh đoàn này.

“Và đó là thời điểm, tôi quyêt định rằng, thế là đủ rồi. Sau cùng, tôi đã chứng kiến được tất cả và đều im lặng tự nhủ, đây là thời chiến.” Tuy nhiên, cuối cùng Khadija đã quyết định chạy trốn, chỉ vài ngày trước khi liên minh không kích. Tuy nhiên, gia đình cô vẫn đang ở Syria. Cô đã vượt biên sang Thổ Nhĩ Kỳ.

Cuộc sống sau khi rời khỏi ISIS


Khadija vẫn còn đeo mạng che mặt niqab, không chỉ để che giấu danh tính mà còn bởi vì cô cảm thấy khó khăn để trở lại cuộc sống không thuộc Nhà nước Hồi giáo.

Cô hối tiếc vì đã mu muội tin vào chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, và đang rất dè dặt trở lại cuộc sống bình thường.

Cuối buổi phỏng vấn,  cô nói muốn cho mọi người biết sự thật về ISIS khi có quá nhiều cô gái nghĩ họ là những người Hồi giáo đích thực. Cô cũng cho biết muốn trở lại là “một cô gái vui vẻ, yêu cuộc sống và hay cười, yêu du lịch, thích vẽ và vừa đi bộ trên đường vừa nghe nhạc…

Tôi muốn trở lại là cô gái đó một lần nữa.”

Theo Chi MK (Nguồn CNN/Người đưa tin)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.