Những ai lần đầu nhìn thấy hồ Nyos có lẽ đều bị vẻ đẹp nên thơ, trữ tình của nó cuốn hút.
Nước ở hồ Nyos có màu xanh dương bắt mắt cùng quang cảnh vô cùng hùng vĩ có thể đốn tim bất kỳ ai.
Thế nhưng ẩn sau vẻ đẹp ấy là sự thật 'chết người' mà nghe xong ai cũng sẽ rùng mình.
Vẻ đẹp nên thơ của hồ Nyos có thể hút mắt bất kỳ ai. Ảnh: DM
Hồ Nyos được hình thành trên miệng núi lửa vào khoảng 400 năm trước tại quốc gia Cameroon ở phía tây Trung Phi và thường những hồ nước như thế này sẽ chứa nồng độ CO2 cao, theo Daily Mail.
Vào ngày 21/8/1986, một trong những thảm họa thiên nhiên kỳ lạ và bí ẩn nhất trong lịch sử đã diễn ra tại hồ Nyos.
Ít ai ngờ rằng phía sau vẻ đẹp nên thơ này chính là sự thật đáng sợ. Ảnh: Internet
Trước đó, không có bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo trước rằng 'làn sóng chết chóc' đang lan đến.
Hồ Nyos bất ngờ thải ra khoảng 1,2 kilimet khối khí CO2 độc hại với những đám mây đen khổng lồ trên bầu trời, lặng lẽ lan ra khắp vùng nông thôn gần đó với tốc độ khoảng 100 km/h, khiến 1.746 người và hơn 3.500 gia súc tử vong trong vài phút.
Những làn khói CO2 đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.700 người. Ảnh: Inernet
Những ngôi làng ven hồ này gần như không còn cơ hội nào để sống sót khi bầu không khí ảm đạm bao trùm khắp một vùng.
Làn khói đen nuốt chửng hơn 1.700 người. Ảnh: Internet
Đám mây này tiếp tục lan rộng và khiến cả những người cách xa hồ đến 25km phải thiệt mạng mà không hiểu lý do vì sao.
'Tôi rơi vào trạng thái mất ý thức, không thể mở miệng vì ngửi thấy mùi khó chịu. Tôi còn nghe thấy tiếng con gái ngáy một cách bất thường. Sau đó, con bé đã chết', một nhân chứng có tên Joseph Nkwain chia sẻ.
>>> Xem thêm: Bí ẩn về ngôi mộ cổ của viên thái giám từng 'hô mưa gọi gió' thời nhà Thanh
Sau khi 'nuốt chửng' hơn 1.700 người, hồ nước này đã chuyển từ màu xanh dương sang màu đỏ thẫm.
Nhiều gia súc tử vong do khói độc. Ảnh: DM
Một trong những lý do được lý giải chính là bị thay đổi vì sắt từ đấy hồ bị khuấy tung.
Gia súc thiệt mạng la liệt. Ảnh: DM
Sau đó, hồ này đã được lực lượng chức năng tiến hành kiểm soát nghiêm ngặt.
Sau đó, lực lượng chức năng đã tiến hành đặt một đường ống dưới lòng hồ để dẫn khí C02 ra ngoài nhằm ngăn chặn 'thảm họa' tương tự có thể xảy ra.