Ba nước Nga, Ấn Độ và Trung Quốc có nhiều lợi ích chung. Nhưng cuộc chiến ở Ukraine hiện nay hay các cuộc khủng hoảng khác trong tương lai gần sẽ không thể buộc Trung Quốc và Ấn Độ đứng về phía Nga trong một cuộc xung đột lớn với Mỹ và Châu Âu.
Hình minh họa
Trong bối cảnh trên thế giới nhiều cuộc khủng hoảng địa chính trị đang diễn ra, có vẻ như nếu có sự phối hợp giữa Nga, Ấn Độ và Trung Quốc trên trường quốc tế sẽ là một đối trọng với sự thống trị của phương Tây.
Moscow thường tuyên bố "quan hệ đối tác chiến lược" với Trung Quốc, Trung Quốc đang đầu tư rất lớn vào lĩnh vực năng lượng của Nga. Trung Quốc là một đối tác thương mại lớn của Ấn Độ. Tuy nhiên, trái với mong đợi, trong gần nửa thế kỷ, ba quốc gia đã và đang thất bại trong việc đạt được sự thống nhất về các vấn đề quốc tế quan trọng, hay nói một cách khác là ba nước không thể đưa ra được một tuyên bố chung.
Nguyên nhân để không thể tạo được liên minh này đó là hiện vẫn thường xuyên xảy ra tranh chấp lãnh thổ giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Ngoài ra trong Chính sách đối ngoại của cả Trung Quốc và Ấn Độ đều không muốn bị ràng buộc bởi các quy tắc cứng nhắc của các thành viên trong một liên Minh Quân sự-chính trị nào đó.
Vì lợi ích của quốc gia mình nên Trung Quốc và Ấn Độ đều không muốn tạo ra một đối trọng toàn cầu với Mỹ và các đồng minh. Trong cuộc khủng hoảng Ukraine, khi Nga cố gắng để thúc đẩy các phản ứng toàn cầu chống lại Mỹ và Moscow mong muốn tạo thành một liên minh chống phương Tây. Nhưng kết quả là Trung Quốc và Ấn Độ đã phản ứng một cách mơ hồ và không rõ ràng. Họ quay lại tuyên bố chống phương Tây chỉ trong lĩnh vực kinh tế, nhưng không công khai ủng hộ các bên trong cuộc xung đột ở Ukraine và không có bất kỳ báo cáo nào trực tiếp công khai chỉ trích Mỹ.
Ở cấp độ ngoại giao và quân sự, Trung Quốc dường như không sẵn sàng để leo thang căng thẳng với Mỹ. Thay vì đoàn kết rõ ràng với Moscow, Bắc Kinh bỏ phiếu trắng về nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào tháng 3 năm 2014 về việc lên án hành động của Nga ở Crimea. Sau đó Trung Quốc đã ký kết một thỏa thuận khí đốt với Gazprom và đã tham gia vào cuộc tập trận hải quân chung với Mỹ vào tháng 7 năm nay.
Hiện tại, Bắc Kinh chỉ tìm cách đối ứng với sự thống trị của Mỹ ở Thái Bình Dương, từng bước thử nghiệm các ranh giới của luật biển quốc tế. Ở Trung Quốc không có tuyên bố công khai các yêu cầu đòi quyền bảo vệ các cộng đồng người Trung Quốc ở các nước lân cận hoặc từ chối những quốc gia có quyền tham gia vào thương mại và liên minh quân sự-chính trị dưới sự bảo trợ của Mỹ. Trung Quốc đôi khi phối hợp với những nỗ lực của Nga để thiết lập cân bằng Mỹ và các đồng minh của Mỹ. Tuy nhiên, đối lập với Washington không phải nguyên tắc bất di bất dịch của Bắc Kinh.
Ấn Độ không công khai lên án Nga khi sáp nhập Crimea và sau đó phản đối lệnh trừng phạt phương Tây chống lại Nga. Ấn Độ rõ ràng đánh giá cao quan hệ với Nga, đặc biệt là trong hợp tác, buôn bán vũ khí với Mosocw. Giữa New Delhi và Moscow hầu như không có sự khác biệt về các vấn đề quốc tế quan trọng.
Nhưng Delhi về nguyên tắc lại lên án thay đổi ranh giới hiện nay trên thế giới. Trong thời gian gần đây, Ấn Độ tỏ ra lo ngại việc Moscow có thể tiếp tục can thiệp ở phía đông Ukraine. Theo một số báo cáo, trong thời gian Crimea sáp nhập vào Nga thì chính phủ Ấn Độ lo ngại rằng cuộc khủng hoảng này có thể khuyến khích Trung Quốc "mở rộng phạm vi ảnh hưởng" đối với lãnh thổ của Ấn Độ.
Các chuyên gia phân tích rằng, trong thời gian tới Moscow và Bắc Kinh sẽ tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Và hai nước này sẽ vẫn có những quan điểm trùng nhau trong Liên hợp Quốc để chống lại Mỹ và phương Tây. Nhưng một liên minh giữa Nga-Trung Quốc-Ấn Độ để chống lại toàn bộ Mỹ và phương Tây sẽ không hình thành. Công bằng mà nói, xét về tất cả các mặt thì liên minh này không thể có khả năng làm ảnh hưởng, cũng như có thể lãnh đạo toàn cầu và giải pháp thế giới đa cực vẫn là xu thế của tương lai.
Yên Hưng (Nguồn: Newsland)
Theo Người đưa tin