Tin mới

Liệu Hồ sơ Panama có đơn giản chỉ là một vụ bê bối?

Thứ sáu, 08/04/2016, 18:37 (GMT+7)

Sau khi 2,6 TB dữ liệu được một nguồn tin giấu tên cũng cấp cho tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung hơn một năm trước, sau đó chuyển tiếp cho Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế(ICIJ), hôm 3/4,  Hồ sơ Panama bị rò rỉ đã thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế. Hồ sơ Panama chứa 11,5 triệu tài liệu đã hé lộ một mạng lưới các “công ty ma” khổng lồ trên toàn thế giới. Thông qua sự điều tra của hơn 370 nhà báo, “công cuộc rửa tiền” trong suốt hơn 40 năm qua của giới chức, giới nhà giàu, ngôi sao thể thao….. đã được hé lộ.

Sau khi 2,6 TB dữ liệu được một nguồn tin giấu tên cũng cấp cho tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung hơn một năm trước, sau đó chuyển tiếp cho Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế(ICIJ), hôm 3/4,  Hồ sơ Panama bị rò rỉ đã thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế. Hồ sơ Panama chứa 11,5 triệu tài liệu đã hé lộ một mạng lưới các “công ty ma” khổng lồ trên toàn thế giới. Thông qua sự điều tra của hơn 370 nhà báo, “công cuộc rửa tiền” trong suốt hơn 40 năm qua của giới chức, giới nhà giàu, ngôi sao thể thao….. đã được hé lộ.

Ngay sau khi Hồ sơ này bị rò rỉ, Thủ tướng Iceland – ông Sigmundur Gunnlaugsson đã trở thành nạn nhân đầu tiên của Hồ sơ Panama sau khi từ chức hôm 5/4 ( giờ địa phương ). Ông đã chịu áp lực sau khi Hồ sơ này cho thấy ông và phu nhân đã giấu hàng triệu đô tại các công ty hải ngoại. Anh, Pháp, Mexico và nhiều quốc gia khác đã lên tiếng sẽ tiến hành điều tra đối với các công dân nước mình có tên trong “danh sách đen” nêu trên. Tuy nhiên, “Hồ sơ Panama” liệu có đơn thuần chỉ là vụ rò rỉ về các hành vi rửa tiền, trốn thuế hay che giấu tài sản hay không? Tính hợp pháp của hành vi, quan niệm đạo đức của những người đứng sau những công ty trốn thuế tại nước ngoài cũng là cái cốt lõi cần được chú ý.

Danh sách hàng loạt các nhà lãnh đạo có tên trong Hồ sơ Panama

Bất luận là phản ứng dữ dội của người dân Iceland, các báo cáo mang tính tiết lộ của truyền thông thế giới, hay sự chú ý của cộng đông quốc tế, đa phần cộng đồng quốc tế đều tập trung vào khoản tiền không minh bạch của giới nhà giàu, và thắc mắc, liệu trong đó có tiền tham nhũng hay không, ông này bà nọ có tham gia vào các hoạt động phi pháp hay không, hay liệu công ty luật Monssack Fonseca biết hậu quả nhưng vẫn “ra tay làm điều ác” hay không?

Tuy nhiên, giả sử sau khi điều tra, kết quả chứng minh những nhân vật có tên trong bảng danh sách trên đang “làm ăn” hợp pháp, đúng qui định, thì liệu ICIJ sẽ làm gì với vụ “lùm xùm” này?

Quả thực, đối với công ty luật này cũng như rất nhiều các nhà lãnh đạo khác mà nói, tài liệu bí mật về các hành vi phi pháp nhằm rửa tiền hay trốn thuế mà Hồ sơ Panama tiết lộ vốn đã là một hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, như tiết lộ thông tin khách hàng khi chưa nhận được sự cho phép.

Thế nhưng, tuy được tiết lộ bởi một nhóm có “ý thức về công lý và lý tưởng cách mạng”, Hồ sơ Panama cũng thể hiện được nhiều mặt tích cực, khi vạch trần những hành vi rửa tiền, trốn thuế; cũng như ý thức được sự bất hợp pháp của việc trốn thuế.

Do qui mô vô cùng lớn của Hồ sơ này, ngoài những thông tin đầu tiên được tiết lộ trong tuần qua, nhóm phóng viên ICIJ cũng đang làm việc tích cực để có thể tiếp tục công bố những cái tên tiếp theo. Trong nội dung công bố của bản Hồ sơ đầu tiên chưa có tên của bất cứ công dân người Mỹ nào. Cũng trong hôm 7/4, Nga lên tiếng tố vụ rò rỉ Hồ sơ Panama là sản phẩm của Trung tâm Nghiên cứu Tham nhũng và Tội phạm có tổ chức OCCRP-được Cơ quan Phát triển Quốc tế của Mỹ và quỹ của tỷ phú George Soror tài trợ.

Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ đã lên tiếng bác bỏ thông tin trên. Hôm 5/4 theo giờ Mỹ, ông Obama đã lên tiếng chỉ trích các lỗ hổng an ninh về rửa tiền cũng như trốn thuế. Ông cũng cho biết ông ủng hộ hàng loạt các biện pháp mới của chính phủ nhằm mục đích giảm bớt số lượng các công ty Mỹ thu mua các công ty nước ngoài mà trên doanh nghĩa chuyển trụ sở chính sang nước ngoài. Đồng thời, những Chính sách này cũng giúp doanh nghiệp Mỹ bảo vệ nghiệp vụ, giảm bớt sự hấp dẫn của thuế tại Mỹ. Ông Obama cho rằng, trốn thuế là một “vấn đề toàn cầu”, và có rất nhiều cách làm là hợp pháp, đây mới chính là căn nguyên của vấn đề. Chúng đang lợi dụng sơ hở này của hệ thống pháp luật. Rất nhiều người lọt qua lỗ hổng này thường là giai cấp trung lưu. Tất cả các nguồn tiền nước ngoài được sử dụng tại Mỹ đều trên danh nghĩa nhằm “cải thiện chất lượng đường xá, trường học và các hạng mục chính phủ khác”.

Khi các cường quốc kinh tế lớn mạnh nhất thế giới trong hệ thống kinh tế toàn cầu ngày càng gắn kết với nhau, những quốc gia này sẽ coi như không thấy về hành động đầu tư tại các công ty ma của một số người giàu nhất. Nhưng, đối với những “người theo chủ nghĩa xã hội dân chủ” như xã hội phương Tây với mong muốn tăng thuế và xã hội công bằng, khi những người giàu có sẽ trốn tránh trách nhiệm tài chính với quốc gia bằng các phương pháp “hợp pháp” như vậy, tất cả những trách nhiệm nặng nề này lại đổ dồn vào tầng lớp trung, hạ lưu như dân công sở, dân lao động. Đối với cường quốc phương Tây trong việc dẫn đầu hệ thống tài chính toàn cầu mà nói, việc chấm dứt các “thiên đường trốn thuế” như Panama, quần đảo Cayman hay quần đảo Virgin của Anh không phải là điều không thể, nhưng xét về việc bản thân cường quốc ấy cũng được hưởng những tinh anh của mạng lưới này mà nói, tìm đâu ra động lực để thay đổi hiện trạng đây?

Vì vậy có thể nói, tuy hiện nay, truyền thông thế giới vô cùng quan tâm đến sự kiện “Hồ sơ Panama” này, nhưng nếu chỉ đơn thuần nghiên cứu về góc độ “liệu có hay không các chính trị gia, giới đại gia có tham gia vào các hoạt động phi pháp hay không”, vậy cuối cùng cũng khó có thể phát huy lâu dài mặt tích cực của vụ rò rỉ này.

Trong tác phẩm “1984” của nhà văn người Anh nổi tiếng, ông George Orwell cho rằng, cho dù có bao nhiêu cuộc cách mạng hay thay đổi đi nữa, xã hội loài người sẽ mãi mãi không thể thay đổi hệ thống tầng lớp giai cấp chia làm 3 phần. Tầng lớp quí  tộc sẽ dùng các biện pháp được cho là “hợp pháp” để bảo vệ và duy trì lợi ích hợp pháp của mình. Vì vậy cho nên, nếu muốn có được những thay đổi căn bản, cái mà chúng ta cần phải chú ý chính là những người đi ngược lại luân thường đạo lý cũng như tính vị kỉ, chỉ biết có lợi cho bản thân.

( Thông tin bổ sung: 1984 là tên một cuốn tiểu thuyết được công bố năm 1949 của nhà văn Anh George Orwell với bối cảnh đặt trong một thành phố giả tưởng với chiến tranh xảy ra liên mien, chính phủ luôn theo dõi mọi hoạt động và việc tẩy não được diễn ra công khai. Đứng sau tất cả là một bộ máy nhà nước chuyên chế được điều hành bởi một bộ máy lãnh đạo chuyên quy chụp chủ nghĩa cá nhân và tư duy độc lập là “tội nhận thức”. Tác phẩm này nằm trong danh sách 100 cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Anh từ năm 1923-2005).

Nghiêm Thu (Duowei)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news