Tin mới

Lý giải khoa học cho tội ác man rợ của quân ISIS

Thứ hai, 15/09/2014, 15:50 (GMT+7)

Tiến hành các vụ chặt đầu và các hành động kích động là điều không thể tưởng tượng được đối với đa số người, nhưng đó lại là một loạt những yếu tố cần thiết để biến ai đó thành một kẻ cực đoan, theo nhà thần kinh học Prof Ian Robertson.

Tiến hành các vụ chặt đầu và các hành động kích động là điều không thể tưởng tượng được đối với đa số người, nhưng đó lại là một loạt những yếu tố cần thiết để biến ai đó thành một kẻ cực đoan, theo nhà thần kinh học Prof Ian Robertson.

Quân Nhà nước Hồi giáo gọi tắt là IS hay ISIL/ISIS, ở Iraq và Syria đã tàn sát hàng nghìn người không theo đạo Hồi giáo và bắt cóc phụ nữ và trẻ em làm nô lệ. Rất nhiều người ở phương Tây đã xem đây là nhóm phiến quân kinh dị nổi bật nhất trong các nhóm người  Hồi giáo cực đoan. Lý giải cho những tội ác man rợ này, nếu chúng không được quy cho do tôn giáo hay ý thức hệ?

1. Tội ác sinh tội ác

Nhà tù ở Auschwitz: Một vài tên cai ngục tàn bạo cũng đồng thời là tù nhân

Câu trả lời đầu tiên khá đơn giản: Tàn ác sinh tàn ác. Sự nhẫn tâm, hiếu chiến và vô cảm thường phát sinh ở những người bị đối xử cay nghiệt. Ví dụ, tại các trại tập trung Đức quốc xã, rất nhiều lính cai ngục ác độc nhất cũng chính là những tù nhân. Với các tội hiếp dâm trẻ em – đặc biệt với bé trai, sau khi chúng trưởng thành lại thường trở thành những kẻ bạo hành tình dục, mặc dù phần lớn không như vậy. Những nạn nhân, nói theo cách khác thường làm lành vết thương bằng cách chính họ trở thành người đi bạo hành người khác.

2. Tự nguyện hy sinh trong một Nhóm


Khi một nhà nước tan vỡ cùng với luật pháp và trật tự xã hội, có một thứ duy nhất còn sống sót – cộng đồng. Dù tồn tại dưới danh nghĩa tôn giáo, chủng tộc, chính trị, bộ lạc hay thị tộc hay là bị thống lĩnh bởi một nhóm chỉ huy mọi rợ, sự sinh tồn phụ thuộc vào tình hình an ninh chung của nhóm người này.

Những người gắn bó với nhau trong các nhóm thường cùng chia sẻ những cảm giác sợ hãi hay đau buồn khi một nhà nước tan vỡ. Nó cũng đem lại lòng tự trọng cho những người cảm thấy nhục nhã bởi mất đất và địa vị trong một xã hội khá có tôn ti trật tự. Mở rộng ra, bản sắc cá nhân và nhóm trở thành một phần hợp nhất và hành động của người này trong nhóm càng nhiều thì biểu hiện cho ý chí cá nhân của họ càng cao.

Khi điều này xảy ra, người ta có thể làm những điều kinh khủng mà họ chưa bao giờ tưởng tượng được mình có thể làm trước đây: lương tâm của một người khó có thể tồn tại trong một nhóm tham chiến khổng lồ, khi một người với cả nhóm như thành một thể một khi tiếp tục chịu những đe dọa từ bên ngoài. Đó là cả nhóm người có khả năng hành động man rợ và tàn ác, hơn là nằm ở duy nhất một người nào.

Bạn có thể nhìn thấy điều này trên khuôn mặt của những chiến binh IS khi họ cưỡi trên những chiếc xe tải, vẫy cờ đen, cười ngoác miệng, giơ cao nắm đấm, cảm thấy sảng khoái với những cuộc tàn sát đẫm máu những người không gia nhập băng đảng của họ.

Điều bạn có thể thấy là nồng độ hóa sinh cao từ sự kết hợp của hormone kết dính oxytocin và hormone testosterone chiếm ưu thế. Mạnh hơn cả cocaine hay cồn, những loại thuốc phiện thiên nhiên nâng cao tinh thần, khiến lạc quan và kích động hiếu chiến trong những nhóm khủng bố. Và bởi hầu hết những người trong nhóm đều vô danh trong một nhóm quân lừng lẫy, một người nào đó sẽ khao khát được cống hiến trong chiến đấu như ném bom… Tại sao? Bởi vì nếu anh ta hy sinh, anh ta vẫn sẽ tiếp tục được nhắc tới, kể cả khi đã chết.

Khi con người gắn bó lại với nhau, nồng độ oxytocin tăng lên trong máu dẫn đếu hậu quả tồi tệ là khuynh hướng biến thành quỷ dữ và vô nhân tính cao lên. Đó là nghịch lý khi tư tưởng cao cả vì mục đích chung có được từ hoạt động nhóm cũng khiến bạn mất đi đồng cảm với những người ngoài nhóm mình và xem họ như những vật thể. Khi đó, làm những điều kinh khủng với những "vật thể" này được cho là hay, bởi vì họ không xem đó là con người.

3. Những phần tử ngoài nhóm đều được coi là vật thể


Vụ tấn công liều chết đã phá hủy mái vòng bằng vàng của thánh đường Hồi giáo Al Askari, mở đầu cho những tháng dài bạo lực và đụng độ giữa người Hồi giáo dòng Sunni và Shiite tại Iraq vào năm 2006.

Một thực tế đáng sợ có thể xảy ra trong cuộc tàn sát giữa người Sunni và Shi ở Iraq và Syria: Sự trung thành trong nội bộ bộ lạc được củng cố khiến cho nhóm người ngoài nhóm bất đắc dĩ cũng tăng theo – nơi mà tôn giáo có ảnh hưởng lớn tới các nhóm này. Những nhóm hoạt động theo tôn giáo ủng hộ những hành động dã man chống lại bên đối địch - điều mà những nhóm không theo tôn giáo thiếu vắng.

4. Để trả thù


Quân lính ISIS rõ ràng đang ra lệnh cho những binh lính Iraq bị bắt giữ ở Tikrit.

Sự trả thù có sức mạnh cực lớn trong văn hóa của người Ả Rập, đóng phần quan trọng trong những hành động tàn ác của người ISIS. Tất nhiên, sự trả đũa tàn ác sẽ ngày càng tàn bạo hơn trong vòng quay không thể dừng lại được.

Nhưng ngoài là một động cơ đầy mãnh liệt, nó đồng thời cũng là yếu tố quyết định, bởi bằng chứng cho thấy rằng, khi trả thù một ai đó, ngoài bắt nguồn từ sự tức giận và bất lực, trả thù là cách để duy trì và khiến nó ngày càng bành trướng hơn.

5. Do lãnh đạo


Shakir Wahiyib là một quân Nhà nước Hồi giáo gây kinh sợ khi không dùng vải che mặt trong các video giết người của hắn.

Cuối cùng thì những người thực hiện những điều tàn ác bởi lãnh đạo của họ chấp nhận làm những điều như vậy, đặc biệt nếu họ tự cho phép mình quyết định trong nhóm.

Tội ác diệt chủng Rwanda được châm ngòi từ khi nhiều đài truyền thông của một nhóm chỉ huy phát cho những người dân nghe. Theo những chỉ dẫn đó, những người bạn cũ biến thành những tên sát nhân tàn bạo, và những người hàng xóm thành những người ở bên kia chiến tuyến.

(Nạn diệt chủng Rwanda xảy ra trên đất nước châu Phi, Rwanda, bắt đầu từ ngày 7 tháng 4 năm 1994 ở thủ đô sau khi chuyên cơ của Tổng thống bị bắn rơi. Nạn diệt chủng này kéo vào cuộc chiến hai sắc tộc Hutu và Tutsi của Rwanda. Chủ yếu là người Tutsi bị sát hại – BTV).

Các chiến binh Xô Viết đã cam kết thực hiện các vụ hiếp dâm hàng loạt khi xâm lược Đức vào năm 1945 vì được cấp trên của họ ủng hộ. Những chiến binh Hồi giáo tàn sát những người Kito giáo bởi chỉ huy của họ bảo đó là điều đúng đắn.

Những chỉ huy ở nhiều cấp độ từ các bộ lạc đến các hạt chịu trách nhiệm cho các vụ tàn sát này, và tương tự, họ thậm chí cũng có thể dừng lại điều đó, như ở Rwanda, dưới áp lực chỉ trích của quốc tế.

Nhưng thách thức là, khi các chỉ huy khuyến khích các vụ sát hại dã man, không gì có thể "gắn cứng" thêm (hard-wired) vào con người nhằm khơi dậy lòng chống lại những tội ác vô lương tâm đó.

Chi MK (Nguồn: Telegraph)

Theo Người đưa tin

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.