(Tinmoi.vn) Các phóng viên báo New York Times đã chụp lại hình ảnh những mảnh vỡ từ chiếc máy bay MH17 bị bắn rơi. Chuyên gia quốc phòng của tạp chí quốc phòng IHS Jane’s đã phân tích và tiết lộ vài đầu mối về nguyên nhân đằng sau thảm kịch này.
Dù những tấm ảnh chưa thể xác định được loại tên lửa đặc biệt gì đã được sử dụng, nhưng ông Foster cho biết, vết phá hủy chiếc máy bay phù hợp với kiểu hủy hoại thành từng vết bắn nhỏ do tên lửa SA-11- loại tên lửa mà các chuyên gia Mỹ nghi ngờ nhất đứng đằng sau cuộc tấn công này thực hiện.
Những mảnh đạn xuất phát từ bên ngoài máy bay
Ông Foster nói, đường viền của nhôm và lớp sơn bị bong tróc xung quanh rất nhiều lỗ thủng trên vỏ máy bay cho thấy, những mảnh đạn rất nhỏ bay với vận tốc cao đã xuyên thủng vỏ ngoài của chiếc máy bay. Ông Foster nói rằng hai nguyên nhân có khả năng nhất là một vụ nổ động cơ máy bay hoặc một cú nổ do tên lửa.
Rất nhiều lỗ thủng nhỏ theo mảng
Theo ông Fosters, “hầu hết các lỗ thủng nhỏ hơn dường như bị gây ra bởi những viên đạn bắn ra với tốc độ lớn, chứ không phải máy bay bị nghiền hay bị cắt nát bởi bảng điều khiển từ khung sườn máy bay nổ tung dữ dội.” Ông cho biết, những tên lửa cùng loại với SA-11 được thiết kế để phá hủy các máy bay quân sự di chuyển nhanh ở độ cao lớn. Thay vì bắn thẳng trực tiếp, tên lửa SA-11 chắn trước chiếc máy bay mục tiêu và sau đó phát nổ khi đến gần máy bay. Vì thế nó sẽ tạo ra một chùm các mảnh đạn nổ.
Một tên lửa SA-11 mang khoảng 46 pound (tương đương khoảng 17,17 kg) chất nổ. Nó sẽ phát nổ khi cách mục tiêu 100-300 feet (tương đương 30,48 m-91,44 m).
Vụ nổ do tên lửa sẽ khiến các đầu đạn bị vỡ tan ra thành chùm đánh thẳng vào máy bay liên tục nhằm phá hoại những bộ phận quan trọng của máy bay như động cơ và cánh vẫy.
Những lỗ thủng có cùng kích cỡ
Phần lớn những lỗ thủng có cùng kích cỡ, và dường như bị xuyên thủng từ góc phía trước, theo ông Foster nói. Theo đó, các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân-rời rạc sẽ bắn những mảnh vỡ có cùng kích thước, tốc độ cao vào khung máy bay càng nhiều càng tốt. Sự hủy hoại từ các mảnh đạn bắn ra khác với hậu quả do nổ động cơ máy bay gây ra với “vết cắt ngang daì hơn, mảnh hơn, xiên ngang qua lớp vỏ máy bay, tạo thành những lỗ phù nhẹ nơi những mảnh vỡ xuyên vào lớp vỏ chứ không phải là rất nhiều lỗ thủng như thế này.”
Chi MK (Theo New York Times)