Theo Trung tâm khí dự báo tượng thủy văn Quốc gia, hiện nay (12/02), bộ phận không khí lạnh đã báo vẫn đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, khoảng chiều tối và đêm 13/02, bộ phận Không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh dần lên cấp 3; vùng ven biển cấp 3-4, có nơi giật cấp 6.
Từ đêm 13/02 và ngày 14/02, ở Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế trời chuyển rét, vùng núi có nơi rét đậm. Trong đợt không khí lạnh này nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến 14-17 độ, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 10-13 độ, vùng núi cao có nơi dưới 8 độ; khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế phổ biến 16-19 độ.
Cơ quan khí tượng đưa ra cảnh báo khả năng xuất hiện thiên tai đi kèm. Cụ thể, từ chiều tối và đêm 13/02 đến ngày 14/02, ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Từ ngày 14-17/02, khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa, mưa rào, cục bộ có mưa vừa, mưa to và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ đêm 13/02, ở vịnh Bắc Bộ gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao 2,0-3,5m, biển động; khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng biển cao 4,0-6,0m, biển động mạnh. Từ đêm 14/02, vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau, khu vực giữa Biển Đông và vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) có gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, sóng biển cao 3,0-5,0m, biển động mạnh.
Khối khí khô của không khí lạnh sẽ thay thế gió ẩm, cũng vì thế mà hiện tượng nồm ẩm gây khó chịu những ngày qua cũng sẽ chấm dứt. Tuy nhiên đây chỉ là chấm dứt của đợt nồm ẩm hiện tại. Các chuyên gia khí tượng nhận định từ nay đến tháng 4/2023, các tỉnh miền Bắc sẽ còn duy trì nhiều ngày nồm ẩm.
Ảnh minh họa: Tổng hợp