Anh cho biết hôm thứ tư rằng nước này sẽ gửi máy bay chiến đấu đến Rumani trong năm tới và Hoa Kỳ hứa sẽ đưa bộ binh, xe tăng và pháo binh đến Ba Lan trong nỗ lực xây dựng một lực lượng lớn nhất của NATO tại biên giới với Nga kể từ thời Chiến tranh Lạnh.
Mỹ và NATO sẽ triển khai tăng cường lực lượng để chống lại Nga. Ảnh: Reuters |
Đức, Canada và các đồng minh NATO khác cũng cam kết sẽ gửi các lực lượng của họ tới đây tại một cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng ở Brussels vào cùng ngày hai tàu chiến trang bị tên lửa hành trình của Nga tiến vào Biển Baltic giữa Thụy Điển và Đan Mạch, gia tăng thêm căng thẳng cho quan hệ Đông-Tây.
Tại Madrid, Bộ Ngoại giao cho Tây Ban Nha cho biết Nga đã rút lại đề nghị được tiếp nhiên liệu cho ba tàu chiến của ở Ceuta (một vùng đất của Tây Ban Nha thuộc Bắc Phi) sau khi các đồng minh NATO nói rằng những tàu này có thể được sử dụng để nhắm đến mục tiêu dân thường ở Syria.
Các tàu này là một phần của nhóm tám tàu chiến đấu và tàu sân bay - bao gồm tàu sân bay duy nhất của Nga Admiral Kuznetsov - được dự kiến sẽ hội quân với khoảng 10 tàu khác của Nga đã neo đậu ngoài khơi bờ biển Syria, các nhà ngoại giao cho biết.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói việc đóng góp quân lực cho lực lượng 4000 binh sĩ mạnh mẽ mới trong vùng Baltic và Đông Âu là một phản ứng với việc Nga cử 330.000 quân đến đóng quân trên sườn phía tây của Nga gần Moscow.
"Tháng này, Nga đã triển khai tên lửa có khả năng gắn đầu đạn hạt nhân Iskander đến Kaliningrad và đình chỉ một thỏa thuận plutonium cấp độ vũ khí với Hoa Kỳ," Stoltenberg nói, ông cũng cáo buộc Nga tiếp tục hỗ trợ cho quân nổi dậy ở Ukraine.
Những tên lửa đạn đạo Iskander có thể bắn trúng các mục tiêu ở Ba Lan và vùng Baltic, mặc dù các quan chức NATO từ chối cho biết liệu Nga đã chuyển các đầu đạn hạt nhân đến Kaliningrad hay chưa.
Mục đích của NATO là thực hiện lời hứa hồi tháng Bảy của các nhà lãnh đạo NATO về việc ngăn chặn Nga tại các tiểu bang Xô Viết cũ ở châu Âu, sau khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea trong năm 2014.
Kế hoạch của NATO là thiết lập bốn nhóm chiến đấu với tổng cộng khoảng 4.000 quân từ đầu năm tới, bốn nhóm này được hỗ trợ bởi một lực lượng phản ứng nhanh gồm 40.000 quân, và nếu cần thiết, sẽ chiến đấu theo chỉ đạo của bốn lực lượng trên.
Như một phần trong đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter công bố một "tiểu đoàn đặc nhiệm sẵn sàng chiến đấu" gồm khoảng 900 binh sĩ sẽ được gửi đến miền đông Ba Lan, cũng như những nơi khác, lực lượng riêng này được trang bị xe tăng và thiết bị hạng nặng khác để di chuyển qua miền đông Châu Âu.
"Đó là một dấu hiệu cho thấy của sự cam kết mạnh mẽ của Hoa Kỳ trong việc tăng cường răn đe ở đây", Carter nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon nói rằng Anh Quốc sẽ gửi một tiểu đoàn gồm 800 linh tinh nhuệ đến Estonia, nơi đang được hỗ trợ bởi quân đội Pháp và Đan Mạch, bắt đầu từ tháng 5 năm sau. Hoa Kỳ muốn quân đội của mình sẽ sẵn sàng tại các vị trí trong tháng sáu năm sau.
London cũng đã gửi máy bay chiến đấu Typhoon tới Rumani để tuần tra xung quanh Biển Đen, đông thái này cũng nhận được một phần hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ.
"Mặc dù chúng tôi đang rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), nhưng chúng tôi vẫn sẽ làm nhiều hơn để giúp bảo vệ sườn phía đông và phía nam của NATO", Fallon nói.
Bóng ma Syria
Các nước đồng minh NATO sẽ tham gia vào bốn nhóm chiến đấu do Hoa Kỳ, Đức, Anh và Canada dẫn đầu để đi đến Ba Lan, Lithuania, Estonia và Latvia. Canada cho biết họ đã gửi 450 quân đến Latvia, cùng sự tham gia của 140 nhân viên quân sự từ Ý.
Đức cho biết đã được gửi từ 400 đến 600 quân đến Lithuania, cùng với lực lượng bổ sung từ Hà Lan, Na Uy, Bỉ, Croatia và Luxembourg.
Stoltenberg cho biết cam kết lần này sẽ là một minh chứng rõ ràng cho mối quan hệ của các nước Đại Tây Dương . " Các nhà ngoại giao cho biết họ cũng sẽ gửi một thông điệp đến ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump, người đã phàn nàn rằng các đồng minh châu Âu không đóng góp xứng đáng trong liên minh NATO".
Đối với điện Kremlin, kế hoạch liên minh do Mỹ dẫn đầu làm Nga rất bất bình và lo ngại việc NATO ngày càng mở rộng về phía đông, mặc dù Stoltenberg phủ nhận việc bành chướng của NATO.
Thông báo tăng cường lực lượng đến các nước Baltic và Ba Lan của NATO đã bị che khuất một phần bởi các tranh cãi liên quan đến việc Tây Ban Nha cần tiếp nhiên liệu cho tàu chiến Nga, dẫn đến việc Moscow đã rút lại đề nghị của mình.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây bùng phát sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea dẫn đến việc phương Tây áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt lên nước này.
Ngoài ra, sự sụp đổ của một thỏa ngừng bắn do Nga-Mỹ tiến hành tại Syria vào ngày 3 tháng 10, kéo theo sau đó là những cáo buộc của Mỹ rằng Nga đã sử dụng các cuộc tấn công mạng để phá hoại cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đã báo hiệu sự xấu đi của các mối quan hệ.
Quý Vũ (Reuters)