Trong bài viết đăng trên tờ National Interest của Mỹ, tác giả Adam Twardowski đã lý giải việc NATO không phải là mối đe dọa đối với Nga.
Mối đe dọa thực sự của nước Nga là những vấn đề trong nước như tham nhũng, chảy máu chất xám, dân số thu hẹp... Ảnh: National Interest |
Các nhà biện giải Nga đổ lỗi cho Mỹ về sự suy giảm gần đây trong quan hệ song phương Nga - Mỹ. Họ cho rằng nếu Washington thể hiện sự tôn trọng nhiều hơn đối với lợi ích của Nga sau Chiến tranh Lạnh thì Moscow sẽ không cảm thấy cần phải bảo vệ an ninh của mình bằng cách chia cắt Ukraine và Georgia. Tác giả Ted Galen Carpenter đưa ra giả thuyết này đó là Nga quá yếu để đe dọa Mỹ như một cường quốc bành trướng. Vì vậy, thay vì mở rộng sang biên giới phía đông của NATO và hỗ trợ cho các nước Đông Âu để tham gia vào những liên minh mà họ chọn, Washington nên lùi lại và tôn trọng nhu cầu của Nga về một "khu vực an ninh vừa phải" chống lại "mối đe dọa xâm nhập ngày càng tăng từ phía NATO".
Cuộc tranh luận này là phi lý bởi nếu Nga sợ NATO và nếu những hành động gây hấn của họ là phản ứng hợp lý trước tư thế hiếu chiến của Washington thì việc quan hệ Nga - Mỹ ấm lên sau khi Liên Xô sụp đổ sẽ chẳng có ý nghĩa gì. Vào năm 1998, Nga đã bổ nhiệm một đại diện thường trực tại NATO. Bất chấp việc NATO bành trướng và phát động chiến dịch ném bom trong Chiến tranh vùng Balkan năm 1997, Washington cùng Moscow vẫn cùng hợp tác trong hàng loạt vấn đề mà đôi bên cùng có lợi trong nhiều thập kỷ (chẳng hạn như giảm vũ khí hạt nhân, chia sẻ tin tình báo và vấn đề an ninh, thương mại). Nếu Nga coi NATO là mối đe dọa hiện hữu thì vào những năm 2000, khi nền kinh tế Nga tăng trưởng nhanh chóng nhờ Giá dầu tăng, quan hệ đôi bên lẽ ra nên căng thẳng, giống như những gì chúng ta thấy trong 2 năm qua. Nhưng Nga không tiến hành hiện đại hóa quân đội trên quy mô rộng cho tới tận năm 2010. Hơn nữa, các nhà hoạch định Chính sách Moscow có thể dễ dàng nhận thấy Trung Quốc chiếm phần lớn sự chú ý chiến lược của Washington. Điều cuối cùng mà Tổng thống Obama muốn trong nhiệm kỳ thứ 2 của mình sau khi tuyên bố tái cân bằng châu Á và "thiết lập lại" quan hệ với Nga là tìm cách đe dọa một nước Nga hiếu chiến mới. Ngược lại, chính quyền Obama đã làm việc chăm chỉ để tìm cách hợp tác với Nga trong việc giải quyết những thách thức an ninh chung.
Thực tế là NATO chưa bao giờ là một mối đe dọa hiện hữu hậu Xô Viết đối với Nga. Nếu ông Carpenter nghĩ thật vô lý khi Mỹ và các đồng minh sợ Nga vì họ quá yếu sau Chiến tranh Lạnh thì càng vô lý hơn khi nghĩ Nga sợ NATO. Hầu hết chi tiêu quốc phòng của các nước NATO đã giảm xuống trong những năm 2000, trong khi lực lượng vũ trang của họ đã xuống cấp đến nỗi giờ phải tranh nhau tăng chi tiêu quốc phòng, củng cố năng lực. Hầu như trong những năm 2000, Mỹ tập trung huấn luyện tại Trung Đông, nơi mà Nga thường xuyên hợp tác và 2 nước có những lợi ích chồng chéo. Việc sáp nhập Crimea vào năm 2014 bắt nguồn từ khả năng là chính quyền Ukraine (sau khi ông Viktor Yanukovych bị lật độ) sẽ kỹ một thỏa thuận hợp tác với EU. Trong khi đó, các cuộc biểu tình tại Kiev dẫn tới việc ông Yanukovych bị lật đổ không liên quan gì tới NATO. Cho dù có một thực tế là Nga giờ yếu hơn Mỹ rất nhiều nhưng Nga đã đầu tư rất nhiều vào những khả năng cho phép họ chia cắt các nước láng giềng, can thiệp vào quá trình chính trị nội bộ của các nước châu Âu và gây lo lắng cho các nước nhỏ đồng minh của Mỹ thông qua những cuộc tập trận trên không trong vùng cấm địa. Ông Carpenter hy vọng mọi người tin rằng "nỗi sợ" đột ngột của Nga đối với NATO vào năm 2014 là nguyên nhân họ can thiệp vào Ukraine?
Nếu những nhà biện giải của ông Putin nghĩ rằng việc sáp nhập Crimea khiến Nga "an toàn hơn" trước NATO so với 5 năm trước, đặc biệt là hiện nay Nga đã truyền sinh khí cho lý do tồn tại của NATO và buông lỏng tăng chi tiêu quốc phòng tại châu Âu trong khi thúc đẩy Mỹ tăng cường sự hiện diện tại đông Âu, thì ông ấy không phải là nhà chiến lược thông minh vĩ đại. Thay vào đó, ông Putin biến Nga thành "nạn nhân", nhận được sự ủng hộ của những người phỉ báng NATO tại Mỹ.
Cội nguồn sức mạnh của bất cứ nước nào chính là kinh tế. Mỗi đe dọa hiện hữu duy nhất mà Nga đang phải đối mặt là dân số bị thu hẹp, chảy máu chất xám, tỷ lệ người nghiện rượu đáng báo động và một nền kinh tế tham nhũng, phụ thuộc vào dầu một cách tuyệt vọng. Nhưng, cho dù vậy, ông Putin kết luận một cách nghiêm túc rằng mối đe dọa từ NATO buộc ông ấy phải leo thang căng thẳng với phương Tây. Sau đó, hoặc là ông ấy hoàn toàn nhắm mắt trước những thách thức mà Nga phải đối mặt hoặc là sợ hãi tháng ngày mà những thách thức ấy khiến ông không thể che giấu với tham nhũng và hối lộ xã hội.
Bảo Linh (National Internet)