Tin mới

Mỹ có thể 'bơm' vũ khí phòng không từ thời Liên Xô để Ukraine tự lập vùng cấm bay

Thứ ba, 22/03/2022, 09:55 (GMT+7)

Mỹ có thể trả lại cho Ukraine những hệ thống phòng không mà họ thu được từ thời Liên Xô để nước này chống lại Nga.

Theo tờ Wall Street Journal, Mỹ sẽ chuyển giao các vũ khí phòng không do Liên Xô sản xuất từ nhiều thập kỷ trước để tăng cường kho vũ khí của quân đội Ukraine trong bối cảnh điện Kremlin thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại đây.

Nguồn tin giấu tên cho biết các hệ thống có niên đại hàng chục năm (trong đó có hệ thống SA-8 Gecko) được Mỹ thu thập để đánh giá công nghệ quân sự và đã được bán khắp nơi trên thế giới. Các quan chức được cho là khẳng định rằng những vũ khí này thuộc về quân đội Ukraine. Khi chính quyền Joe Biden thúc đẩy cung cấp vũ khí cho Ukraine để tự vệ, Mỹ sẽ khai thác kho vũ khí Liên Xô của mình.

Theo nguồn tin này, một chiếc máy bay chở hàng do Liên Xô sản xuất đã bay đến Huntsville, Alabama, vào năm 1994 mang theo hệ thống phòng không S-300 mà Mỹ thu được tại Belarus.

Hệ thống phòng không SA-8 Gecko. Ảnh: Wikipedia
Hệ thống phòng không SA-8 Gecko. Ảnh: Wikipedia

Theo bài báo, một số vũ khí do Liên Xô sản xuất được cất giữ tại Kho vũ khí Redstone ở Alabama. Đây được coi là "trung tâm chương trình tên lửa và rocket của Quân đội". Các nguồn tin chỉ ra một số vũ khí mà Mỹ có thể cung cấp cho Ukraine sẽ được lấy từ nơi này. Tuy nhiên, họ cũng chỉ  rằng S-300 của Belarus không nằm trong những hệ thống được cung cấp cho Ukraine. 

Dự luật chi tiêu hàng năm của chính phủ vừa được Quốc hội thông qua và được tổng thống Joe Biden ký thành luật. Trong đó có những điều khoản cho phép chuyển giao máy bay, đạn dược, phương tiện và các thiết bị cho quân đội Ukraine và đối tác NATO ở nước ngoài hoặc trong kho dự trữ hiện có.

Ukraine đã có hệ thống phòng không S-300 nhưng Kiev khẳng định quân đội nước này cần thêm tên lửa hoạt động ở tầm trung và tầm xa. Tệ lửa vác vai Stinger tiếp tục được Mỹ và các nước NATO cung cấp cho Ukraine chỉ có tác dụng chống trực thăng và máy bay tầm thấp.  

Hệ thống phòng không Osa.
Hệ thống phòng không Osa.

Theo báo cáo, do Kiev đã nhiều lần thúc giục phương Tây lập vùng cấm bay trên lãnh thổ nước này trước ưu thế của lực lượng phòng không Nga. Bằng động thái tiếp viện này, Mỹ hy vọng Ukraine sẽ có thể tự lập vùng cấm bay của riêng mình. Cả Mỹ và đa số các quốc gia thành viên NATO đều không đồng ý với đề nghị của Kiev vì việc lập vùng cấm bay được cho là trực tiếp can thiệp vào cuộc xung đột quân sự đang diễn ra và sự leo thang có thể dẫn tới chiến tranh hạt nhân.

Điện Kremlin đã nhiều lần cảnh báo rằng họ sẽ coi những nỗ lực của NATO trong việc thiết lập vùng cấm bay là tham chiến trực tiếp và sẽ phải lãnh hậu quả. Các quan chức trong chính quyền Biden cũng cảnh báo bước đi như vậy có thể dẫn tới xung đột trực tiếp giữa liên minh do Mỹ cầm đầu với Nga. Đây là điều mà Mỹ và phần còn lại của thế giới đều muốn tránh.

Nga cũng nhiều lần cảnh báo việc gửi vũ khí sát thương đến Ukraine là hành động leo thang chiến dịch quân sự đặc biệt của Kremlin. Trong suốt quá trình diễn ra chiến dịch, quân đội Nga và các nước cộng hòa Donbass thường xuyên phát hiện ra các tên lửa và đạn được của phương Tây bị quân đội Ukraine và các đơn vị dân tộc chủ nghĩa bỏ lại.

(Theo Sputnik)

>> Xem thêm: Gần 500 áo chống đạn second hand Mỹ tặng Ukraine bị đánh cắp

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: Mỹ Ukraine NATO Liên Xô Nga