Tin mới

Mỹ-Trung sẽ là đối tác hay đối thủ cạnh tranh?

Thứ ba, 18/11/2014, 14:38 (GMT+7)

Kết quả của các cuộc đàm phán giữa Barack Obama và Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh APEC được Mỹ và Trung Quốc đánh giá cao và hy vọng mở ra các hướng hợp tác tích cực hơn trong tương lai của 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay.

  

Kết quả của các cuộc đàm phán giữa Barack Obama và Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh APEC được Mỹ và Trung Quốc đánh giá cao và hy vọng mở ra các hướng hợp tác tích cực hơn trong tương lai của 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay.

Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Tại hội nghị thượng đỉnh APEC vừa diễn ra tại Bắc Kinh, Mỹ và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận lịch sử về giảm thải khí nhà kính, và cũng đã ký thỏa thuận về các vấn đề an ninh nhằm tránh hiểu lầm và va chạm giữa lực lượng quân đội hai nước.

Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh rằng, Bắc Kinh và Washington không mong muốn kìm hãm lẫn nhau, mọi thứ đang được thổi phồng lên bởi các cơ quan truyền thông. Theo đó trong hai năm còn lại của nhiệm kỳ tổng thống, ông Obama dành nhiều Chính sách đối ngoại, trong đó đặc biệt coi trong quan hệ với Trung Quốc.

Hội nghị thượng đỉnh APEC tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 10 và ngày 11 tháng 11, đã quy tụ 21 đứng đầu Nhà nước, trong đó có ba người có ảnh hưởng nhất trên thế giới theo tạp chí Forbes đó là Vladimir Putin, Barack Obama và Tập Cận Bình. Một trong những chủ đề chính của hội nghị thượng đỉnh là số phận của quan hệ Mỹ-Trung Quốc. Tổng thống của Mỹ đến Bắc Kinh ngay lập tức sau khi đảng của ông đã thất bại thảm hại trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Quốc hội.

Tại hội nghị thượng đỉnh, Tổng thống Obama đạt được nhiều thỏa thuận quan trọng trong việc thiết lập quan hệ thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong đó bao gồm 12 quốc gia trong khu vực, nhưng không có Trung Quốc. Mặc dù sáng kiến thành lập TPP theo một số chuyên gia là với mục đích hạn chế sự ảnh hưởng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương.

Tuy nhiên Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng: "Tôi không thấy bất kỳ hiệp định thương mại tự do khu vực chống lại Trung Quốc. Trung Quốc tuân thủ các nguyên tắc của khu vực mở. Và chúng tôi tin rằng các sáng kiến khu vực khác nhau và cơ chế hợp tác cần phải có lợi cho tất cả các bên".

Nhưng theo các chuyên gia, Bắc Kinh có những hành động ngược lại hoàn toàn so với những lời nói. Hiện nay Trung Quốc đang đầu tư mạnh mẽ các dự án cơ sở hạ tầng ở khu vực Trung Á với tham vọng thành lập lên “con đường tơ lụa mới”. Theo các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Bonnie Glaser thì "đây là một tín hiệu muốn gửi đến Mỹ rằng, Trung Quốc sẽ trở thành trung tâm kinh tế, chính trị của khu vực".

Để có thể đạt được các thỏa thuận tại APEC vừa qua, Mỹ đã phải quên đi những vấn đề liên quan đến hoạt động gián điệp không gian mạng và tranh chấp lãnh thổ của Bắc Kinh với các đồng minh Mỹ bao gồm Nhật Bản và Philippines. Đến lượt mình Tập Cận Bình đã nhượng bộ về vấn đề nhân quyền. Tại một cuộc họp báo chung, ông Tập nói: "Liên quan đến việc bảo vệ quyền con người, chúng ta đang cố gắng phấn đấu thực hiện để đi đến kết quả tốt hơn. Trung Quốc đã sẵn sàng để tham gia vào các cuộc đối thoại với Mỹ về bảo vệ quyền con người trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau mà sẽ cho phép chúng ta khắc phục những mâu thuẫn sâu sắc ".

Kết quả là, hai nước đã thông qua đạt được hàng loạt các thỏa thuận. Các nhà môi trường rất vui mừng khi tin tức về việc ký kết một thỏa thuận song phương để hạn chế phát thải khí nhà kính. Mỹ hứa sẽ giảm lượng khí thải carbon 26-28 % vào năm 2015. Trung Quốc cũng đã cam kết sẽ kiềm chế sự gia tăng khí thải CO2. Ngoài ra từ năm 2015 Mỹ sẽ cấp Visa cho các sinh viên Trung Quốc lên 5 năm và cho các doanh nhân là 10 năm. Trung Quốc cũng miễn thuế một số mặt hàng được nhập từ Mỹ như thiết bị y tế, video game, phần mềm và chất bán dẫn.

Cuối cùng, trong lĩnh vực an ninh và sự tự tin ở Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí về một cảnh báo lẫn nhau tiến hành các cuộc diễn tập lớn, cũng như các quy tắc ứng xử giữa quân đội Mỹ và quân đội Trung Quốc trên đất liền hoặc trên biển. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Ben Rhodes trong vấn đề này, cho biết: "thỏa thuận an ninh là vô cùng quan trọng để loại trừ khả năng sắp xảy ra leo thang và ngăn chặn sự va chạm có thể dấn đến xung đột vũ trang".

Các chuyên gia phân tích rằng, Mỹ đang xoay trục sang khu vực châu Á và đương nhiên Mỹ cần phải có những chiến lược đối ngoại với nước lớn nhất khu vực này đó là Trung Quốc. Chính quyền Obama từng bị người dân Mỹ chỉ trích về sự im lặng trước sự trỗi dậy đang ngày càng mạnh mẽ của Bắc Kinh. Có vẻ như sau khi thất bại tại buộc bầu cử quốc hội vừa qua của đảng Dân chủ, Tổng thống Obama trong hai năm cuối nhiệm kỳ muốn đạt được các mục tiêu nhằm dọn đường cho việc xoay trục sang khu vực này, trong đó ưu tiên là sẽ quan hệ với Trung Quốc trên một số lĩnh vực để nhằm đảm bảo các lợi ích của Mỹ.

Theo Yên Hưng (Newsland)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.