Tin mới

Quan hệ Nga-Ấn Độ hiện ra sao?

Thứ ba, 16/12/2014, 14:59 (GMT+7)

Theo ông Modi, chuyến đi của ông Putin đến New Delhi nhằm thắt chặt hợp tác giữa Nga-Ấn Độ.

Theo ông Modi, chuyến đi của ông Putin đến New Delhi nhằm thắt chặt hợp tác giữa Nga-Ấn Độ.

Vào hôm thứ 5 (18/12), Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã có cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở New Delhi trong một hội nghị thường niên kéo dài một ngày. Các hội nghị cấp lãnh đạo song phương giữa Nga-Ấn Độ bắt đầu trở lại từ năm 2000.

Các cuộc đối thoại trong năm nay tập trung vào mối quan hệ Nga-Ấn trong các lĩnh vực như năng lượng, thương mại, và quốc phòng. Chuyến đi của ông Putin đến Ấn Độ đến giữa lúc Nga đang bị cô lập bởi phần lớn các nước phương Tây do sự hỗ trợ phiến quân chống chính phủ ở Ukraine và cuộc sáp nhập bán đảo Crimea từ đầu năm 2014. Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng kinh tế dài hạn tiềm tàng do rớt Giá dầu, ông Putin đang muốn thắt chặt quan hệ với các đối tác lớn của châu Á như Ấn Độ và Trung Quốc.

Image Credit: Flickr/ MEAphotogallery

Theo tác giả của The Diplomat, cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước Nga và Ấn Độ có đôi chút phức tạp bởi sự thay đổi trong chính phủ Ấn Độ từ đầu năm nay và khuynh hướng Chính sách ngoại giao của họ. Khi chính quyền liên minh Liên minh tiến bộ cầm quyền (UPA) trước đây của Ấn Độ có khuynh hướng ưu tiên mối quan hệ với Nga, chính quyền liên minh Liên minh Dân chủ Quốc gia (NDA) của ông Narendra Modi lại mở rộng hợp tác về quốc phòng và các lĩnh vực khác với Mỹ và các quốc gia khác một cách thực dụng. Vào năm 2014, nhập khẩu quốc phòng của Ấn Độ từ Mỹ nhiều hơn từ Nga.

Tuy nhiên, ông Modi không mất nhiều thời gian để ca ngợi mối quan hệ thân thiết lâu dài giữa Nga và Ấn Độ. Trước chuyến thăm của ông Putin đến Ấn Độ, ông Modi đã đăng lên mạng Twitter chia sẻ của mình rằng, “thời gian có thể thay đổi, nhưng mối quan hệ của chúng tôi thì không. Hiện chúng tôi muốn đưa mối quan hệ này lên một mức độ mới, chuyến thăm này nằm trong xu hướng đó.” Tổng thống Nga Putin cũng đáp lại rằng ông “đánh giá vô cùng cao tình hữu nghị, sự tin tưởng và mỗi hiểu biết chung lẫn nhau với các đối tác Ấn Độ.”

Về hợp tác hạt nhân dân sự giữa Nga-Ấn Độ, theo một tài liệu, Nga sẽ cung cấp cho Ấn Độ lên đến 20 lò phản ứng hạt nhân. Hiện tại, tập đoàn năng lượng hạt nhân nhà nước Nga đã cam kết cung cấp cho Ấn Độ 12 lò phản ứng hạt nhân trong hai thập kỷ tới. Ấn Độ và Nga đang hợp tác trong trạm năng lượng hạt nhân Kudankulam 1.000 megawatt, mặc dù dự án này đang bị trì hoãn. Trong khi Rosneft, một công ty nhà nước Nga đã ký hợp đồng cung cấp 10 năm với Công ty dầu Essar của Ấn Độ.

Xem thêm Video xả súng tại Mỹ, ít nhất 6 người chết :

Về quốc phòng, hai lãnh đạo đã cam kết triển khai các kế hoạch cùng phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5. Ấn Độ và Nga đã cho thấy một số bất đồng trong vấn đề này trước đây khi Ấn Độ yêu cầu lớn hơn cho việc phát triển. Hai nước cũng sẽ hợp tác phát triển máy bay vận tải đa nhiệm. Cuối cùng, Ấn Độ sẽ lắp ráp 400 trực thăng đa nhiệm của Nga mỗi năm. Thương vụ này khá ấn tượng vì nó sẽ giúp Ấn Độ củng cố khả năng sản xuất quốc phòng nội địa trong khi hiện đại hóa hạm đội trực thăng đã lỗi thời của nước này.

Như dự đoán, chuyến thăm của ông Putin nhấn mạnh tầm quan trọng song phương của hai nước tiếp diễn trong ngày nay. Trong khi chính phủ ông Modi rất nhiệt tình tăng cường quan hệ với các nước khác thì điều này không ảnh hưởng tới mối quan hệ của họ với Nga. Mặc sự thay đổi trong chính phủ, rất nhiều “cận vệ” lâu năm của Ấn Đội thừa nhận quyền lực của Nga như một nhân tố lịch sử có lợi và là một nước bạn bè với Ấn Độ. Do đó, Ấn Độ sẽ tiếp tục đứng cạnh Nga như một đối tác đáng tin cậy ở châu Á. Một cách đáng chú ý, khi một số quốc gia phương Tây cùng hợp tác để trừng phạt Nga về vấn đề ở Ukraine, Ấn Độ vẫn đứng ngoài những hành động chống lại Nga.

Về phần mình, gần đây Nga vừa khiến Ấn Độ thất vọng khi quyết định ký kết thương vụ bán các máy bay trực thăng Mi-35 cho đối thủ của Ấn Độ ở Nam Á là Pakistan. Trong khi Nga có một số lý do địa chính trị khác để hợp tác với Pakistan về các vấn đề quốc phòng, có đồn đoán rằng động thái này là một đòn phản công của Nga khi Mỹ tăng cường hợp tác quốc phòng Ấn Độ.

Theo Chi MK /The Diplomat

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.