(Tinmoi.vn) Khi số liệu thăm dò quốc tế cho thấy sự “không ưa” Nga qua cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang tăng lên, Đông Á có thể là lựa chọn cuối cùng cho Nga hợp tác.
Nhiều thập kỷ trôi qua, khi Nga giữ bề ngoài “vô cảm” trước những nước láng giềng, Hoàng đế Tsar Alexander III đã đưa ra một nhận xét đầy tính duy thực, thẳng thắn. “Nước Nga”, ông nói “chỉ có hai đồng minh: hải quân và quân đội nước mình.” Tuy nhiên, điều này đã không đúng trong suốt thời cai trị uy quyền của ông - những đồng minh thay đổi, và tình trạng cô lập chưa bao giờ thống trị ở đất nước này. Thậm chí trong suốt giai đoạn Xô viết, quyền lực của Moscow thể hiện ở những mối quan hệ ngoại giao – như với Cuba, Trung Quốc, Hungary và Hà Lan- đại diện cho những đối tác truyền thống hoặc có thể là những đồng minh tạm thời của Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin
Tuy nhiên, hơn một thập kỷ trôi qua, những lời nói của ông Alexander dường như cuối cùng lại vang vọng lại. Sau 6 tháng hỗ trợ cho ly khai và phân biệt sắc tộc ở Ukraine, và sau một năm đàn áp tình dục đồng giới thiểu số và kiểm soát gần như mọi phương thức truyền thông, Nga đã tự thu mình lại trên con đường mòn của sự ảo tưởng và bị cô lập. Và vụ rơi máy bay MH17 của hàng không Malaysia càng làm trầm trọng thêm sự cô lập tự áp đặt này. Thế giới cùng lúc liên kết với những “người ghét Nga” hay những Chính sách của Moscow gây nên sự tức giận và khinh bỉ khi Nga trở thành quốc gia hiếm hoi bị căm ghét nhất trên thế giới.
Vào đầu tháng này, trước khi quân ly khai ủng hộ Nga tự tuyên bố về số mệnh của 298 thường dân, Pew Research đã phổ biến Dự án quan điểm toàn cầu. Trong đó, Nga được nêu đích danh là quốc gia bị tụt hạng một cách đáng kể từ năm 2013. Kết quả này khá tàn nhẫn. Theo báo cáo của Pew, “Nga không được ưa thích phổ biến trên thế giới… và Tổng thống Vladirmir Putin cũng tiếp tục ít khích lệ sự tự tin trên toàn cầu.”Chưa đến 20% các quốc gia được điều tra cho thấy quan điểm của họ về Nga đã được cải thiện trong thời gian này, trongkhi phần lớn những quốc gia được hỏi cho rằng Nga đang suy thoái, trượt dốc và có những vấn đề tiêu cực về lãnh thổ.
Gần ¾ nước ở châu Âu và Mỹ có cái nhìn không thiện cảm về Nga. Cụ thể, dẫn đầu là Hà Lan (81% không thích), Israel (68%) cũng như hầu hết các quốc gia Nam Mỹ. Hai đốí tác chính BRICS cũng có cái nhìn tiêu cực, với 51% ở Nam Phi và 59% ở Brazil nói rằng luôn không hài lòng với Moscow. Thậm chí, đồng hương độc đoán trước kia của Nga dường như cũng chán nản với những luật lệ của Moscow, với Venezuela (giảm ưa thích 10% so với năm 2013). 2014 đánh dấu một năm thất bại đáng kể trong cách nhìn của thế giới với Nga.
Con số này là rõ ràng – và chúng không tồn tại một cách vô nghĩa. Tuy nhiên, có lẽ có một chút tin tốt đối với Moscow trong bảng điều tra này lý giải cho một sự chuyển đổi vị thế trong vài tháng gần đây.
Đông Á là khu vực duy nhất vẫn có cái nhìn tích cực về Nga: như Việt Nam, Thái Lan và Philippines kết thúc bằng những tỉ lệ ủng hộ Nga. Đặc biệt, Trung Quốc với 66% ưa thích Nga, không chỉ xếp thứ hai trong những nước thích Nga nhất-sau Nga, tất nhiên. Việc này tạo nên sự thay đổi đáng kể- tăng thêm gần 20% những người ủng hộ Nga trong năm nay so với năm ngoái.
Sau những hậu quả và thiệt hại do những hành động của Nga gây ra tại Ukraine, Trung Quốc bằng cách nào đó, tăng thêm 33% trong khuynh hướng thân Nga nội trong năm nay.
Khuynh hướng địa chính trị cũng lan truyền từ đây. Khi Nga nhận về cả sự nghi ngờ và chán ghét từ phương Tây và nhiều nước đang phát triển, Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc là nơi Nga hướng đến.
Không kể đến việc Trung Quốc quyết định đàm phán ký hợp đồng gas không cân xứng gần đây. Không kể đến việc Nhật Bản có thể xem Nga như một đối trọng cần thiết và thuận lợi với sự bá quyền của Trung Quốc- Tokyo có thể bỏ rơi Nga bất cứ lúc nào. Nga không còn lựa chọn nào khác ngoài Đông Á.
Thậm chí những đối tác trên danh nghĩa thân cận nhất với Nga - Armenia, Kazakhstan và Belarus, thành viên của Liên minh Âu Á (EEU) đáng lẽ phải sát cánh với Nga cũng đang bắt đầu quá trình dịch chuyển từ việc vây quanh Nga, dịch chuyển khỏi EEU.
Putin cũng nhận ra điều này, ông phát biểu có vẻ tích cực vào tuần trước: “Nga may mắn không phải là thành viên của bất kỳ đồng minh nào.”
Tuy nhiên, đó chỉ là những câu chữ. Sự ngạo mạn và ngông cuồng đã chứng tỏ tình trạng bị cô lập và bị ghét bỏ của Nga. Cuối cùng, đất nước này chỉ thực sự có hai đồng minh, là quân đội và hải quân của họ. Và có lẽ, đây là những đồng minh nguy hiểm nhất mà họ từng có.
Chi MK (Lược dịch theo Diplomat)