Tin mới

Nga đang trở thành "ngôi sao mới" của chính trị thế giới

Chủ nhật, 09/08/2015, 19:59 (GMT+7)

Nhà báo Mỹ Phil Butler phân tích, hiện nay Nga đang dần lấy lại vị thế chính trị như thời hoàng kim của Liên Xô trước đây.

Nhà báo Mỹ Phil Butler phân tích, hiện nay Nga đang dần lấy lại vị thế chính trị như thời hoàng kim của Liên Xô trước đây. Điển hình là Nga càng ngày càng có tiếng nói trên trường quốc tế, đặc biệt là thông qua các hội nghị thượng đỉnh SCO và BRIC.

Tổng thống Nga Vladimir Putin

Trong bài viết của mình, ông Butler lưu ý rằng thế giới đang có những thay đổi hết sức quan trọng trong việc định hình lại vai trò của một số nước. Đặc biệt là Nga, đang ngày càng chiếm được niềm tin trong mối quan hệ với nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả các nước ở phương Tây.

Butler nhớ lại hội nghị thượng đỉnh SCO và BRIC được tổ chức tại Ufa của Nga vào ngày 8-10/7 với sự tham gia của lãnh đạo 15 quốc gia chiếm 2/3 dân số trên thế giới, đại diện cho ba châu lục. Các hội nghị đã đạt được nhiều thỏa thuận và Nga đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển ổn định các tổ chức trên. Nhà báo Butler nhấn mạnh, sân khấu chính trị thế giới giờ đang hiện hữu ở Nga chứ không phải ở New York hoặc Elite California. Trong thời gian qua, Nga mới là trung tâm của chính trị thế giới.

Bất chấp những khó khăn về kinh tế trong thời gian qua do các lệnh trừng phạt từ Mỹ và phương Tây xung quanh vấn đề khủng hoảng ở Ukraine. Nước Nga đã vượt qua và kinh tế dần khôi phục và vị thế địa chính trị của Nga không bị sụt giảm mà ngày càng được củng cố. Hiện tại, Tổng thống Putin đang giành được nhiều sự ủng hộ từ người dân Nga, bất chấp những khó khăn về tài chính và sự mất giá đồng Rub. Các chuyên gia phân tích, nước Nga đã vững vàng đối phó với các biện pháp trừng phạt kinh tế từ phương Tây và sẽ trở lại mạnh mẽ hơn từ chính nội lực của nước Nga.

Theo Yên Hưng/Newsland

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.