Tin mới

Nga-Thổ bắt tay và "cái tát" Putin giành cho Mỹ-EU

Thứ tư, 10/08/2016, 12:24 (GMT+7)

Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến một bước lớn hướng tới bình thường hóa quan hệ vào thứ ba, với việc các nhà lãnh đạo của họ công bố một động lực mới trong thúc đẩy quan hệ thương mại và năng lượng tại thời điểm hai quốc gia có nền kinh tế gặp khó khăn và căng thẳng với phương Tây cùng Mỹ.

Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến một bước lớn hướng tới bình thường hóa quan hệ vào thứ ba, với việc các nhà lãnh đạo của họ công bố một động lực mới trong thúc đẩy quan hệ thương mại và năng lượng tại thời điểm hai quốc gia có nền kinh tế gặp khó khăn và căng thẳng với phương Tây cùng Mỹ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp đãi người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ, ông Tayyip Erdogan trong một cung điện thời Sa hoàng bên ngoài thành phố quê nhà của ông tại St Petersburg. Đó là chuyến đi nước ngoài đầu tiên của ông Erdogan từ cuộc đảo chính quân sự thất bại hồi tháng trước, khiến mối quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với Hoa Kỳ và Châu Âu bị hư hại nặng.

Putin và Erdogan trong cuộc gặp mặt mới đây. Ảnh: RT

Chuyến thăm đang được theo dõi chặt chẽ ở phương Tây, nơi mà một số lo sợ rằng cả hai người đàn ông, hai nhà lãnh đạo mạnh mẽ vốn không "ưa" gì nhau đến mức từng công khai bất đồng chính kiến, có thể sử dụng tái lập quan hệ của họ để gây áp lực lên Washington và Liên minh châu Âu và khuấy động căng thẳng trong NATO, liên Minh Quân sự trong đó Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên.

Putin cho biết Moscow sẽ dần dần dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống lại Ankara, các lệnh trưng phạt này được áp đặt sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay phản lực chiến đấu của Nga gần biên giới Syria chín tháng trước, và đưa mối quan hệ của họ từ mức "ưu tiên" xuống mức khủng hoảng trầm trọng.

"Chúng tôi có muốn một sự phục hồi đầy đủ trên mọi phương diện của các mối quan hệ không? Có và chúng tôi sẽ đạt được điều đó", ông Putin phát biểu tại một cuộc họp báo chung sau vòng đầu của cuộc đàm phán. "Cuộc sống vốn dĩ thay đổi nhanh chóng."

Những dự án hợp tác sẽ được tăng cường bao gồm một dự án trị giá 20 tỷ đô la cho một đường ống dẫn khí và một nhà máy điện hạt nhân sẽ được xây dựng ở Thổ Nhĩ Kỳ bởi Nga, ông Erdogan cho biết, cũng như những sự hợp tác mới trong lĩnh vực quốc phòng giữa hai quốc gia.

"Đó là điều Chúa muốn, với các bước tiến mới, Moscow-Ankara sẽ lại là một dòng chảy của niềm tin và tình bạn", ông Erdogan nói.

Hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về cuộc chiến ở Syria , mà họ vốn bị chia rẽ sâu sắc, trong một phiên họp kín cửa tiếp theo. Tiến độ của cuộc đàm phán này có thể gặp nhiều trở ngại hơn, với việc Moscow ủng hộ Tổng thống Bashar al - Assad còn Ankara muốn ông ấy ra khỏi vòng quyền lực.

Thổ Nhĩ Kỳ đã cực kì tức giận bởi những phát biểu lo lắng của phương Tây về một chiến dịch đàn áp sau cuộc đảo chính nhưng các nước này lại thờ ơ với hậu quả của cuộc nổi dậy đẫm máu, trong đó binh sĩ giả mạo đánh bom Quốc hội và phong tỏa cầu đường với xe tăng và máy bay trực thăng . Hơn 240 người đã thiệt mạng, nhiều người trong số họ là dân thường.

Ông putin đã nhanh chóng gọi điện cho ông Erdogan để bày tỏ tình đoàn kết của mình và nói rằng cuộc đảo chính có nguồn gốc từ những "kích động tâm lý" , Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.

Cảm hứng chống Mỹ

Một số quan chức Thổ Nhĩ Kỳ , ngược lại, đã cảnh báo hôm thứ ba rằng xu hướng của tư tưởng chống Mỹ đang tăng cao và các rủi ro đối với các thỏa thuận xử lý cuộc khủng hoảng di cư vào châu Âu sẽ tăng cao một khi mối quan hệ giữa Thổ và EU có dấu hiệu xấu đi.

Quan hệ xấu đi với Mỹ giúp Thổ Nhĩ Kỳ xích lại gần Nga hơn. Ảnh: RT

Erdogan đổ lỗi cho Fethullah GULEN, một giáo sĩ Hồi giáo đã sống lưu vong tại bang Pennsylvania, Hoa Kỳ kể từ năm 1999, và những người ủng hộ ông là chủ mưu của cuộc đảo chính thất bại.

Tại Moscow, ông cũng ngụ ý rằng một kẻ Gulenists (ủng hộ GULEN) trong quân đội có thể chính là kẻ đã kích động việc bắn rơi các máy bay phản lực của Nga. Ông Erdogan nói với một hội đồng hợp tác kinh doanh Thổ Nhĩ Kỳ-Nga rằng : "rõ ràng họ nhắm vào mối quan hệ giữa hai nước chúng ta", mặc dù sau đó ông dừng việc quy mọi trách nhiệm một cách thẳng thừng cho "họ".

Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành một loạt các cuộc thanh trừng nhắm vào những người nghi ngờ ủng hộ GULEN trong lực lượng vũ trang và các tổ chức nhà nước khác, các trường đại học, trường học và các phương tiện truyền thông,... khiến phương Tây phải bày tỏ lo ngại đối với sự ổn định của đồng minh NATO.

Đảng cầm quyền của Đan Mạch cho biết vào hôm thứ ba rằng EU nên kết thúc đàm phán gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ vì những "sáng kiến ​​phi dân chủ" của Erdogan. Đan Mạch là quốc gia mới nhất của châu Âu lên án các vụ thanh trừng ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Bộ trưởng Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ Bekir Bozdağ cho biết thái độ thù địch đối với Hoa Kỳ đã gia tăng trong tâm lý người Thổ Nhĩ Kỳ, một phần do thái độ trì hoãn, chần chừ trong việc dẫn độ GULEN, người phủ nhận bất kỳ cáo buộc nào về việc tham gia vào cuộc đảo chính.

"Có một cảm giác chống Mỹ đang tăng lên nghiêm trọng ở Thổ Nhĩ Kỳ, và điều này được biến thành thù hận," Bozdağ cho biết trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Anadolu Agency, tuyên bố này cũng được phát sóng trực tiếp trên kênh truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ. "Việc đó đang ở trong tay của Hoa Kỳ, họ có thể ngăn chặn cảm giác chống Mỹ này dẫn đến thù hận."

Tại Washington, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ trích cáo buộc trên báo chí Thổ Nhĩ Kỳ rằng một nhóm quan chức Washington đã đứng đằng sau âm mưu đảo chính.

"Điều này là một lý thuyết âm mưu, bao biện vô nghĩa ... và chúng hoàn toàn không hữu ích", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Elizabeth Trudeau nói. " Chúng tôi chắc chắn đã nói chuyện với đối tác Thổ Nhĩ Kỳ của chúng tôi về những cáo buộc vô lý.

Mặc dù thời gian của chuyến thăm Nga , Ankara đã khẳng định rằng cuộc họp Erdogan với Putin không có nghĩa là dấu hiệu của một sự thay đổi cơ bản trong Chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ vẫn cho quân đội và máy bay chiến đấu của Mỹ đòn trú tại căn cứ không quân Incirlik của nước này, một khu vực dàn quan trọng cho cuộc chiến do Mỹ dẫn đầu chống lại các chiến binh Nhà nước Hồi giáo ở nước láng giềng Iraq và Syria.

Ngoại trưởng Đức Frank - Walter Steinmeier nói với nhật báo Bild rằng ông không lo lắng về  việc Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cải thiện quan hệ.

"Tôi không tin rằng quan hệ giữa hai nước sẽ trở nên gần gũi đến mức Nga có thể cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ một thay thế cho quan hệ đối tác an ninh giữa Thổ Nhĩ Kỳ và NATO ", ông nói.

Thỏa thuận hạt nhân và năng lượng

Putin nói rằng ông hy vọng Erdogan Ankara có thể khôi phục đầy đủ quyền lực sau cuộc đảo chính thất bại, và Moscow luôn phản đối các hành động vi hiến.

"Tôi muốn bày tỏ hy vọng rằng dưới sự lãnh đạo của Erdogan, người dân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đối phó với vấn đề này, trật tự và hợp pháp hiến pháp sẽ được phục hồi," ông nói.

Putin đã khẳng định hơn nữa vị thế của mình. Ảnh: RT

Cuộc họp giữa Erdogan với Putin là chuyến công du đầu tiên của ông sau cuộc binh biền và là cuộc họp mặt thứ 2 giữa ông Erdogan với một người đứng đầu quốc gia nước ngoài kể từ cuộc đảo chính, sau một chuyến thăm Ankara do tổng thống Kazakhstan vào thứ sáu tuần trước. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt câu hỏi tại sao không có lãnh đạo phương Tây đến Thổ Nhĩ Kỳ để hiện sự đoàn kết.

Thổ Nhĩ Kỳ và Nga sẽ phục hồi mục tiêu thương mại song phương hàng năm làm 100 tỷ USD, Erdogan cho biết, nhiều thỏa thuận vốn đã bị ngưng trệ sau khi Nga áp đặt các biện pháp trừng phạt.

Doanh thu từ du lịch, một trụ cột của nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ, đã bị ảnh hưởng trầm trọng bởi việc sụt giảm 87% du khách Nga trong sáu tháng đầu năm nay.

Putin cho biết các câu hỏi về việc nối lại các chuyến bay từ Nga tới Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đã bị dừng lại do các lệnh trừng phạt, sẽ được nối lại trong tương lai gần.

Hai nhà lãnh đạo cũng cho biết đã đồng ý khôi phục dự án đường ống dẫn khí, được biết đến với tên TurkStream, đường ống này sẽ cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ lượng khí đốt lớn hơn từ Nga và góp phần vận chuyển khí đốt của Nga đến châu Âu trong tương lai, hạn chế sự phụ thuộc vào các đường ống chạy qua Ukraine.

Nga đã cân nhắc một số dự án để cung cấp khí đốt chi châu Âu mà không cần đi qua lãnh thổ Ukraine, nhưng EU đã phản đối hầu hết trong số đó, EU mong muốn cắt giảm sự phụ thuộc vào khí đốt từ Moscow.

Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết những đường ống dẫn đầu tiên của TurkStream sẽ cung cấp khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỳ có thể được xây dựng vào đầu năm 2019, đó là những đảm bảo cần thiết trước khi một đường ống thứ hai được xây dựng với mục đích vận chuyển khí đốt từ Nga sang EU qua Thổ Nhĩ Kỳ có thể được xây dựng.

Những thỏa thuận đang bị đình trệ về nhà máy điện hạt nhân Akkuyu ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ được khởi động lại, hai nhà lãnh đạo cho biết. Trong năm 2013, tập đoàn Rosatom đã giành được một hợp đồng trị giá 20 tỷ đô la để xây dựng bốn lò phản ứng cho nhà máy sẽ trở thành thành nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ, việc xây dựng đã bị tạm ngưng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi các máy bay phản lực cường kích Su-24 của Nga.

Quyền lực của Putin

Với việc Thổ Nhĩ Kỳ phải "tự dẫn thân" đến, đây được coi là một trong những thắng lợi lớn nhất của Putin trên chính trường thế giới trong thời gian qua.

Putin khẳng định bản thân là lãnh đạo quyền lực nhất Thế giới. Ảnh: RT

Giữa lúc Nga đang khẳng định vị thế của mình với việc can thiệp quân sự vào Syria và một loạt các cuộc không kích thành công, có thể nói kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ thì đây là lần đầu tiên Nga lại được phương Tây và Mỹ nhìn với ánh mắt "e dè" đến vậy. Giữa lúc đó thì hai cường kích Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ.

Tổng thống Putin đã vô cùng tức giận gọi đây là một "cú đâm sau lưng" và áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt lên Thổ Nhĩ Kỳ.

Cuộc khủng hoảng giữa Nga-Thổ Nhĩ Kỳ chính là điều mà Mỹ và phương Tây mong muốn nhất, vì nó sẽ làm suy yếu cả 2. Với châu Âu, mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của NATO nhưng họ đã rất "nóng mặt" với Thổ Nhĩ Kỳ trong việc dùng cuộc khủng hoảng di cư để "mặc cả" thêm vào đó là thái độ "hai mặt" của họ trong cuộc chiến với IS.

Nga trong lúc này vốn đang bị cô lập do các vụ việc liên qua đến Ukraine, việc họ gặp trục trặc với "người bạn" ỏi còn lại là Thổ Nhĩ Kỳ lại càng làm cho Nga suy yếu hơn.

Tuy nhiên khi Erdogan không còn "đủ sức" để đối đầu với Nga cũng như sự hỗ trợ từ châu Âu là không đủ để khỏa lấp khoảng trống mà Nga để lại đối với Thổ Nhĩ Kỳ thì đã bắt đầu những dấu hiệu Erdogan phải "xuống nước" với Putin mà biểu hiện rõ nhất là lá thư xin lỗi gửi tới Putin.

Nhưng động lực lớn nhất đẩy Thổ Nhĩ Kỳ về phía Nga chính là cuộc đảo chính thất bại hôm 15/7. Cuộc đảo chính đã làm cho một người vốn được coi như có "quyền lực tuyệt đối" tại Thổ Nhĩ Kỳ là Erdogan phải "thót tim". Sau cuộc binh biến này, một loạt các thông tin cho rằng EU và Mỹ có tác động đến cuộc đảo chính nổi lên.

Điều này càng sâu sắc hơn khi EU lên án gay gắt các cuộc thanh trừng của Erdogan hậu đảo chính cũng như việc Mỹ chần chừ trong việc dẫn độ kẻ thù lớn nhất của Erdogan là GULEN.

Và việc Thổ Nhĩ Kỳ ngả sang phía Nga là điều hoàn toàn tất yếu. Chưa bao giờ vị thế của Nga nói chung và Putin nói riêng lại ở cao như thế này.

Nga đã sát nhập bán đảo Crime bất chấp sự phản đối gay gắt của phương Tây, chiến sự ở miền Đông Ukraine vẫn đang tiếp diễn, quyền lực của al-Assad ngày càng được củng cố, và giờ đây Thổ Nhĩ Kỳ đã xích lại gần hơn. Đây chính là sự khẳng định cho sự trở lại của "Ánh hào quang phía Đông" mà Putin chính là người thắp lên nguồn sáng đó.

Quý Vũ (Reuters)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: Erdogan Putin EU