Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov duy nhất của Nga, đúng hơn là chiếc tàu sân bay "lão hóa" của Nga, đang phải chật vật vượt qua eo biển Măng-sơ của Anh để tiến về phía biển Địa Trung Hải hôm thứ Sáu trong nỗ lực mới nhất của Kremlin nhằm tái khẳng định vị thế siêu cường đã mất của mình.
Phun ra những màn khói đen dày đặc, chiếc tàu chiến từ thời Liên Xô được biết đến như một mối đe dọa cho phi hành đoàn của nó nhiều hơn bất cứ điều gì khác. Tàu Kuznetsov dẫn đầu một nhóm tám tàu chiến đấu, bao gồm cả một tàu kéo, đây là "truyền thống đi kèm" với tàu sân bay duy nhất của Nga, và là một trong những điề khiến tàu sân bay Kuznetsov trở nên "nực cười" với các nước phương Tây.
Tàu sân bay đô đốc Kuznetsov thải khói đen dày trên biển. Ảnh: NYT |
Đội tàu dự kiến sẽ triển khai đến Syria vào cuối tháng Mười để tăng cường các hoạt động quân sự hỗ trợ cho Tổng thống Bashar al-Assad, đồng minh Ả Rập chính của Nga.
Nếu 15 máy bay chiến đấu trên tàu Đô đốc Kuznetsov tham gia thực hiện nhiệm vụ tại Syria, chiếc tàu sân bay này sẽ có lần đầu tiên chiến đấu với vai trò tích cực của nó kể từ khi nó được đưa vào sử dụng hơn ba thập kỷ trước đây như là một phần trong hơi thở hổn hển cuối cùng của một Liên Xô đang rệu rã nhằm thách thức quyền lực của hải quân Mỹ.
Đó dường như cũng là mục đích của nhiệm vụ hiện tại của tàu Kuznetsov - động thái mới nhất của Tổng thống Vladimir Putin nhằm thể hiện sức mạnh quân sự Nga ở nước ngoài và Nga có thể thể hiện quyền lực tại bất cứ nơi nào trên thế giới bằng cách cử một căn cứ không quân nổi đến đó.
"Đó là một phần thông điệp của Nga rằng họ đã trở lại trên sân khấu thế giới, họ sẽ khẳng định lại sức mạnh hải quân một lần nữa", Magnus Nordenman, giám đốc của dự án Sáng kiến an ninh xuyên Đại Tây Dương tại Hội đồng Đại Tây Dương, một cố vấn ở Washington nói.
Ngoài ra, nhóm tài chiến đấu sẽ gia tăng thêm trọng lượng cho đòn bẩy quân sự của Nga trong các cuộc đàm phán ngoại giao với Hoa Kỳ và các cường quốc phương Tây khác về tương lai của Syria. Nga cũng đã nhiều lần sử dụng các chiến dịch tại Syria như là một loại quảng cáo thương mại cho các loại vũ khí của mình.
Tại thời điểm này, Nga đã tạm đình chỉ các hoạt động chiến đấu tại Aleppo, Syria, để tạo một cơ hội cho các phiến quân nổi dậy và thường dân thoát khỏi cuộc bao vây. Việc quét sạch các phần tử phản đối từ Aleppo sẽ mở đường cho ông Assad quay lại kiểm soát và cai trị Syria. Có rất ít lạc quan cho một thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn.
"Mục đích chính của việc triển khai một con khỉ đột nặng 800 pound đậu ngoài khơi bờ biển của Syria là nhằm đe dọa tất cả những lực lượng nào có ý định can thiệp vào Syria", ông Cliff Kupchan, Chủ tịch của Tập đoàn Eurasia, một tập đoàn tư vấn rủi ro chính trị có trụ sở tại Washington cho biết.
"Nếu - hoặc khi nào - các biện pháp ngoại giao thất bại, ý chí để bảo vệ phía đông Aleppo sẽ được giảm đi," ông nói.
Máy bay Su-33A trên tàu Kuznetsov tới Syria. Ảnh: NYT |
Nhiều nhà phân tích quân sự thấy Đô đốc Kuznetsov như chỉ đơn thuần là một con khỉ đột 200-pound, và coi đó là một canh bạc ngoại giao với một chiếc "bồn tắm ì ạch" vốn phù hợp cho các đống phế liệu hơn là chiến đấu. Chuyến "tham quan" mới nhất này mới chỉ là lần thứ tám tàu Kuznetsov thực hiện một nhiệm vụ ở khoảng cách xa. Tàu Kuznetsov vốn là một vật vô tác dụng ngay từ đầu.
"Tôi sẽ tổng hợp lịch sử " bị hành hạ " của nó", ông Nordenman nói.
Chiếc tàu sân bay này đã trải qua những lần sửa chữa, đại tu trong giai đoạn 1996-1998, 2001-2004, và trong năm 2008. Các hệ thống điện tử đã được thay thế trong hai năm qua, theo báo chí Nga.
Tàu Kuznetsov dự kiến sẽ được đưa trở lại ụ tàu sau khi triển khai xong nhiệm vụ tại Syria vì hệ thống động cơ đẩy của nó cần phải được thay thế.
Bất cứ khi nào di chuyển trên biển trong những năm qua, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đều đối mặt với nguy cơ dễ bị tai nạn.
Thậm chí, Hải quân Hoa Kỳ đã đến viện trợ cho tàu Kuznetsov trong một lần tàu này tổ chức tập trận trên biển Địa Trung Hải vào năm 1996, khi đó các máy móc dùng để chưng cất nước ngọt từ nước biển của tàu Kuznetsov bị trục trặc, khiến thủy thủ đoàn của gần 2.000 thủy thủ thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nước ngọt.
Chiếc tàu sân bay duy nhất của Nga cũng gây ô nhiễm biển Ailen với một vụ tràn dầu khổng lồ, và một đám cháy trên tàu đã giết chết một thành viên thủy thủ đoàn trong năm 2009.
Công nghệ sử dụng để phóng máy bay trên tàu Kuznetsov được coi là lỗi thời. Hầu hết các hãng hiện đại phóng máy bay chiến đấu của họ lên trời với một loại máy phóng hơi nước (Phóng thẳng), cho phép họ thực hiện cất cánh một máy bay với đầy đủ nhiên liệu và vũ khí. Máy bay phóng từ tàu Đô đốc Kuznetsov theo kiểu "nhảy cầu", kiểu phóng này khiến máy bay lắc lư, buộc họ phải cất cánh với một trọng tải không đầy đủ.
Tàu sân bay duy nhất của Nga "vô dụng" trong mắt các nhà phân tích. Ảnh: NYT |
Tàu Kuznetsov sẽ đậu tại bờ biển Syria, cho phép các máy bay cất cánh từ đây thực hiện các vụ đánh bom và quay trở lại boong tàu trước khi hết nhiên liệu, theo một nguồn tin không xác định được trích dẫn bởi cơ quan thông tấn Tass.
Trong các khí tài được triển khai lần này sẽ bao gồm cả máy bay chiến đấu MiG-29K / KUB mới, một phiên bản hiện đại hóa của rằng máy bay phản lực MiG, đây là lần đầu tiên MiG-29K tham gia thực chiến, ngoài ra còn có Su-33A và 15 máy bay trực thăng khác, theo Tass.
Việc triển khai tàu sân bay lần này là hoạt động mới nhất trong một loạt các cuộc diễn tập gia tăng của hải quân Nga.
Kể từ năm 2015, Nga đã tăng cường số lượng các cuộc tuần tra tàu ngầm lên gần 50 phần trăm. Máy bay chiến đấu Nga đã áp sát một số tàu Hải quân Hoa Kỳ và thường xuyên bay tuần tra trên các vùng lãnh hải. Tàu ngầm của Nga và máy bay do thám đang hoạt động gần các tuyến cáp ngầm quan trọng dưới biển, đây là nơi thực hiện gần như tất cả các thông tin liên lạc internet trên toàn cầu.
Tàu ngầm Nga đã phóng tên lửa hành trình năm ngoái, đây là lần đầu tiên Nga thực hiện việc này trong một cuộc chiến tranh, để tiêu diệt các mục tiêu ở Syria. Mặc dù bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoigu gần đây đã thừa nhận rằng trong quá trình thực chiến đã tiết lộ một số "khuyết điểm" không xác định trong việc sản xuất các thiết bị quân sự.
Trong tháng này điện Kremlin đã thực hiện một chương trình triển khai các tên lửa đạn đạo có thể gắn đầu đạn hạt nhân đến Kaliningrad, một vùng đất của Nga trên biển Baltic, các tên lửa này của Nga có khả năng vươn tới tất cả các thủ đô của châu Âu.
Trước cuộc suy thoái kinh tế do các lệnh trừng phạt của phương Tây buộc Nga phải cắt giảm ngân sách quân sự trong ba năm tới, điện Kremlin đã công bố một chiến dịch hiện đại hóa quân sự lớn bao gồm các hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa mới, cũng như các hệ thống phòng không, máy bay và xe tăng.
Khoảng 80 tỉ đô la của một dự án trị giá 321 tỉ đô la cho giai đoạn 2011-2020 đã được chi ra để xây dựng lại lực lượng Hải quân Nga. Mặc dù vậy, Nga gần như không thể nào bắt kịp với Hoa Kỳ, nước này có 10 tàu sân bay năng lượng hạt nhân, có khả năng mang theo ít nhất 60 máy bay và có hàng chục năm kinh nghiệm trong chiến đấu.
Tuy nhiên, "Nga không cần phải có khí tài quân sự của Mỹ hay một nền kinh tế bình đẳng để có thể tạo ra một thách thức thật sự đối với lợi ích của phương Tây," Anna Borshchevskaya đã viết trong một phân tích của Viện Washington về Chính sách Cận Đông.
Ông Shoigu vừa nhắc nhở các quan chức quân sự cấp cao rằng sức mạnh hải quân Liên Xô ở Địa Trung Hải đã giúp chấm dứt chiến tranh Ả Rập-Israel 1967 và cũng đã dùng sức mạnh đó để ngăn chặn "kẻ thù".
Mục đích của việc triển khai tàu Đô đốc Kuznetsov có thể là nhằm vào tâm lý nhiều hơn bất cứ điều gì khác. "Điều này sẽ buộc châu Âu hợp tác với Nga hơn", Vladimir V. Yevseyev, một chuyên gia và viện phó Viện các nước CIS tại Moscow cho biết.
Một nhà phân tích nói đùa rằng mặc dù "con tàu thực tế đã đủ tuổi để có thể được triển khai trong các cuộc chiến tranh Nga-Nhật năm 1905", nhưng việc triển khai nó cho thấy rằng Putin thường có khuynh hướng làm một điều gì đó phát ban ra một cảm giác yếu đuối hơn là sức mạnh.
Để đề phòng, Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Michael Fallon, thông báo rằng Hải quân Hoàng gia sẽ theo sát nhóm tàu chiến Admiral Kuznetsov, và các quốc gia NATO khác cũng sẽ làm tương tự.
Mặc dù tình hình không hoàn toàn giống như sự cạnh tranh hải quân trong thời Chiến tranh Lạnh, nhưng ông Nordenman thừa nhận nguy cơ xung đột. "Nếu bạn có thể bắn tên lửa hành trình đến Syria, bạn có thể bắn chúng tới Na Uy hoặc Anh hoặc Hoa Kỳ," ông nói.
Quý Vũ (TNYT)