Tin mới

Ngô Diệc Phàm là cái cớ để nhà chức trách ‘dẹp bỏ’ fan cuồng như thế nào?

Thứ hai, 09/08/2021, 09:52 (GMT+7)

Theo nhà nghiên cứu tại Đại học Trung Sơn (Quảng Châu), vụ bê bối của Ngô Diệc Phàm chỉ là cái cớ để nhà chức trách tiếp tục dẹp bỏ các fandom.

Lùm xùm Ngô Diệc Phàm được nhiều người nhận định là cái cớ thuận lợi cho nhà chức trách dẹp bỏ những fandom kiếm lợi mù quáng trên tình yêu của người hâm mộ.

Trước đó, một fan cuồng có tên Nini Ye đã khóc hàng giờ liền nghe tin Ngô Diệc Phàm (Kris Wu) bị cảnh sát Bắc Kinh tạm giữ vì cáo buộc. Cô gái trẻ 14 tuổi nức nở: "10 năm tuổi trẻ của tôi đã trôi qua vô nghĩa. Tôi sẽ không bao giờ thích hoặc thần tượng một ngôi sao nào khác trong quãng đời còn lại".

Ảnh: weibo
Ảnh: weibo

Không chỉ Nini mà vô số người khác cũng gia nhập hội fan cuồng, dành phần lớn thời gian, tiền bạc, công sức cho thần tượng. Nhiều người nhận định bê bối Ngô Diệc Phàm đã trở thành một cơ hội thanh lọc fan cuồng cho nhà chức trách nhằm kiềm chế các ngôi sao, nền tảng có sức ảnh hưởng với giới trẻ Trung Quốc.

Các nhà phân tích từng khẳng định fandom là tổ chức có thể khiến cuộc đàn áp không thể mang lại hiệu quả như mong muốn. Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc sau bê bối Ngô Diệc Phàm đã tận dụng để xoá hơn 150.000 tin nhắn độc hại, ngưng hoạt động của hơn 4.000 tài khoản mạng xã hội và đưa ít nhất 39 ứng dụng di động vào chế độ ngoại tuyến.

Ảnh: weibo
Ảnh: weibo

Weibo thậm chí đã thông báo loại bỏ "Danh sách xếp hạng các ngôi sao quyền lực" – thứ được coi là nơi fan bày tỏ tình yêu với thần tượng. Động thái này là một phần nỗ lực để kiềm chế nền văn hoá hâm mộ có phần thái quá của đất nước tỉ dân.

Chính cách "gây war", tranh cãi anti đã khiến Weibo và các nền tảng xã hội khác có lượng truy cập khổng lồ. Những bài đăng thể hiện tình yêu nước từ người nổi tiếng trên thực tế có sức ảnh hưởng, thu hút tới hàng triệu tương tác.

Ảnh: weibo
Ảnh: weibo

Theo Summer Song, người điều hành một "doanh nghiệp" chăm sóc fan ở Bắc Kinh, người đứng đầu các nhóm fan để tạo ra hiệu ứng fan và fan cuồng được trả công hậu hĩnh: "Đây là những 'phi vụ kinh doanh tốt', trưởng nhóm fan có thể kiếm đến 200.000 nhân dân tệ (30.0840 USD) ngay cả với sự kiện nhỏ".

Việc người hâm mộ tranh luận trên web là điều có tính toán, điều đó thật tuyệt vời vì bạn không cần lo lắng về lượt tương tác nữa. Thậm chí các thương hiệu còn trả nhiều tiền hơn để có những cuộc tranh cãi này.

Ảnh: weibo
Ảnh: weibo

Điều này sẽ tạo ra thứ "như một nhà tù" vì fan cuồng không thể nhìn thấy những điều đang xảy ra bên ngoài. Trong mắt người hâm mộ, thần tượng của họ là hoàn hảo. 

Chen Chung, nhà nghiên cứu tại Đại học Trung Sơn (Quảng Châu) khẳng định: "Vụ bê bối của Ngô Diệc Phàm chỉ là cái cớ để nhà chức trách tiếp tục dẹp bỏ các fandom".

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news