Tin mới

Báo Singapore lo ngại Trung Quốc hành động giống Nga

Thứ hai, 12/05/2014, 11:37 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Một bài báo đăng trên trang tin tức Quartz đứng từ góc nhìn của Singapore đã bày tỏ lo ngại về những động thái gây bất ổn gần đây của Trung Quốc và Nga.

(Tinmoi.vn) Một bài báo đăng trên trang tin tức Quartz đứng từ góc nhìn của Singapore đã bày tỏ lo ngại về những động thái gây bất ổn gần đây của Trung Quốc và Nga.

Những động thái của Nga và Trung Quốc khiến nhiều quốc gia lo ngại

Tàu chiến Trung Quốc rời cảng Vladivostok, tham gia tập trận chung với Nga. Ảnh: RIANovosti

Bài báo viết: Bề ngoài, quốc đảo nhỏ bé Singapore không phải lo lắng vì họ có sức mạnh về kinh tế và quân sự với 1/6 dân số là tỷ phú. Với vị trí địa lý gần đường xích đạo, họ thậm chí còn tránh được những thảm họa thiên nhiên tồi tệ mà nhiều nước khác phải chịu đựng do thay đổi thời tiết.

Nhưng hiện, Singapore lại đang dấy lên nỗi sợ hãi bị tấn công bởi một trong những người hàng xóm lớn hơn và thỉnh thoảng hay nóng nảy. Mối lo ngại bắt guồn từ những đe dọa tiềm tàng từ những sự kiện xảy ra ở biển Đông và châu Âu, nơi Trung Quốc và Nga đang có những vấn đề về lãnh thổ với những nước nhỏ.

Ông Patrick Daniel, Tổng biên tập báo Singapore Press Holdings cho biết: “Khi nhìn vào Crimea, chúng ta phải rùng mình vì lo sợ ai đó  có thể đến và đánh bật chúng ta ra.”

Singapore tỏ ra tự tin về sức mạnh của lực lượng quân đội nước họ so với các nước láng giềng như Malaysia và Indonesia. Cụ thể, Singapore dành 20% ngân sách nhà nước cho quân đội, và chuẩn bị sẵn sàng đối phó với bất kỳ cuộc chiến tranh nào dù rất khó có thể xảy ra. Nhưng đứng trước việc Nga “nuốt gọn” Crimea, và Trung Quốc đưa giàn khoan xâm phạm vùng biển Việt Nam vẫn khiến người ta thật sự kinh ngạc.

Ở miền đông Ukraine, vùng Donetsk và Luhansk đang tổ chức trưng cầu dân ý để quyết định quyền tự chủ. Lực lượng ủng hộ Nga và người dân Ukraine đang xung đột tại các thành phố lân cận như Mariupl, Odessa và Slovyansk. Các lãnh đạo ở Kyiev cảnh báo, nếu cuộc bỏ phiếu này nhằm mục đích tách khỏi Ukraine, cốt lõi nền công nghiệp, chính quyền và hệ thống xã hội của họ sẽ sụp đổ.

Trong khi Tổng thống Putin đề nghị trì hoãn trưng cầu dân ý có thể là do ông nhận ra mình đã khiến Chính sách "bên miệng hố chiến tranh" của Kiev đi quá xa. Nhưng dường như đã quá muộn khi cuộc bỏ phiếu quyết định vận mệnh của các thành phố này vẫn diễn ra.

Bối cảnh đang diễn ra là một "cuộc chơi" kéo dài hai thập kỷ của Nga đối với cả Azerbaijan, Georgia, and Moldova và Ukraine. Cả Azerbaijan và Georgia đều mất 20% lãnh thổ trong các cuộc xung đột riêng rẽ và Ukraine dường như khó tránh khỏi cái bóng tương tự sau sự tách ra của Crimea và nhiều khu vực ở đông Ukraine đang cực kỳ nóng bỏng.

Với Việt nam, một giàn khoan dầu của Tổng công ty hải dương Trung quốc CNOOC tuần vừa rồi đã neo đậu trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Giàn khoan được kéo bởi một chiếc tàu kéo cùng khoảng 30 tàu hỗ trợ nữa bao gồm các tàu hải giám. Việt Nam đã đáp trả lại bằng cách phái đi gần 20 chiếc tàu quân sự để ngăn chặn các hành động bất thường này.

Bởi vì Việt Nam không muốn nổ ra một cuộc chiến tranh, COONC dường như vẫn tiếp tục tiến trình và đe dọa tiến hành khoan dầu. Nếu vậy, đây sẽ là một bước mới trong chiến lược kiểm soát biển Đông và Nam bằng cách đặt các thiết bị cơ sở hạ tầng mục đích để đánh dấu lãnh thổ.

Singapore cho biết những động thái về lãnh thổ này không chỉ khiến một mình Singapore phiền lòng. Các quốc gia gần Ukraine cũng đang lo ngại họ có thể là nạn nhân tiếp theo trong “cuộc chơi” của Nga.

Latvia, với 25% người dân nói tiếng Nga, là một trong số đó. Kazakhstan, có dân tộc Nga chiếm đa số cũng không loại trừ. Đây sẽ là “ác mộng” với hai đất nước này khi Nga gây nên tình hình bất ổn và lấy đi quyền kiểm soát một vùng lãnh thổ đáng giá. Tạp chí TIME cho biết, trên mạng xã hội Facebook gần đây xuất hiện một bản kiến nghị sáp nhập thành phố Daugavpisl, Latvian vào Nga.

Trong một bài phát biểu trước quốc hội Singapore vào tháng 3, Bộ trưởng Ngoại giao nước này, ông K. Shamugan nói, bài học từ Ukraine cho thấy “sự bảo đảm từ cộng đồng quốc tế có thể sẽ chẳng là gì. Bạn phải tự bảo vệ chính mình.” Tuy nhiên, việc này dường như nói dễ hơn là thực hiện.

Giữa lúc tình hình biển Đông đang căng thẳng, báo Giải phóng quân Trung Quốc dẫn nguồn tin giấu tên thuộc Bộ Quốc phòng nước này mới cho biết cuộc tập trận Nga - Trung sẽ được tiến hành theo kế hoạch tại khu vực Hoa Đông, gần Thượng Hải, vào cuối tháng 5. Lời khẳng định này được đưa ra sau khi một số hãng thông tấn cho biết hai nước định chuyển địa điểm tập trận xuống Biển Đông.

Trước đó, hãng thông tấn Nga Itar Tass hôm 7/5 dẫn lời cơ quan báo chí của Hạm đội Thái Bình Dương cho biết tàu tuần dương tên lửa Varyag sẽ dẫn đầu đội tàu đi về phía Thượng Hải vào giữa tháng 5, để tham gia cuộc tập trận cùng Trung Quốc ở Biển Đông. Hãng RIA Novosti cũng dẫn lời phát ngôn viên hạm đội và đưa tin tương tự.

Báo cáo này mâu thuẫn với thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 30/4, trong đó cho biết "các cuộc tập trận thông thường" sẽ diễn ra ngoài khơi thành phố Thượng Hải, ở biển Hoa Đông, vào cuối tháng 5.

W.2 (Theo Quartz)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.