Tin mới

Những 'trò hề' sau bầu cửa của Trump có thể gây rắc rối cho nước Mỹ

Thứ năm, 26/11/2020, 10:02 (GMT+7)

Ngày 23/11, chính quyền liên bang đã công nhận Tổng thống đắc cử Joe Biden là người chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 3/11, chính thức khởi động quá trình chuyển giao quyền lực sau nhiều tuần Tổng thống Donald Trump không muốn thừa nhận thất bại.

Mặc dù kết quả này chứng tỏ những trò hề sau bầu của của Tổng thống Donald Trump là vô ích nhưng vẫn có rất nhiều câu hỏi lớn đặt ra cho quá trình chuyển giao quyền lực, cho chính quyền Biden và chính trị cũng như nền dân chủ Mỹ.

Kể từ khi Biden chính thức tuyên bố chiến thắng vào ngày 7/11, đã có rất nhiều lo lắng về việc liệu ông Trump có thừa nhận thất bại hay không. Trong thực tế ông Biden giành được số phiếu đại cử tri nhiều như ông Trump đạt được năm 2016. Sau khi Biden tuyên bố chiến thắng, ông Trump và chiến dịch của mình đã sử dụng hàng loạt chiến thuật để loại bỏ hàng trăm nghìn lá phiếu tại nhiều bang. Những nỗ lực vô ích ấy gồm thách thức pháp lý, gây sức ép với các nhà lập pháp và chính trị gia đảng Cộng hòa trên toàn quốc.

Việc Cơ quan Quản lý Dịch vụ Công (GSA) bật đèn xanh cho quá trình chuyển giao quyền lực Trump-Biden hôm 23/11 cuối cùng cũng cung cấp một số biện pháp tạm thời trong bối cảnh lo lắng hiện tại. Dù nhóm của ông Biden hội tụ những người giàu kinh nghiệm từng ở Nhà Trắng 4 năm trước nhưng việc không được bật đèn xanh chính thức đã khiến nhóm chuyển đổi không có được tiền từ liên bang, không thể tiếp cận với các quan chức cơ quan hay tiếp nhận các báo cáo tình báo cấp cao và kiểm tra lý lịch của các ứng viên nội các.

Tuy nhiên, nhìn từ góc độ rộng hơn, quyết định của GSA chỉ mang lại thời gian nghỉ ngắn trước những thách thức lớn hơn. Điều này cho thấy những trò hề sau bầu cử của ông Trump là vô ích, nhưng nó vẫn để lại nhiều lo lắng về tình hình chuyển giao quyền lực, quỹ đạo của chính quyền Biden và tương lai chính trị Mỹ, nền dân chủ Mỹ.

Tổng thống Trump tại Nhà Trắng. Ảnh: AP

Thứ nhất, nói một cách chính xác thì Trump vẫn còn thời gian để gây ảnh hưởng tới việc chuyển giao quyền lực sang ngày nhậm chức vào 20/1. Dù nhóm của Trump đã thất bại khi muốn trì hoãn chứng nhận phiếu bầu tại các bang chiến trường quan trọng như Michigan và Georgia, nhưng thời kỳ hậu bầu cử kéo dài của Mỹ khiến Trump còn cơ hội can thiệp vào quá trình chuyển giao, trong đó có cuộc họp Cử tri đoàn vào ngày 14/12 và hoạt động kiểm phiếu cử tri đoàn vào ngày 6/1 tại Quốc hội.

Như hiện tại thì sẽ không có chuyện xảy ra một cuộc nổi dậy của toàn bộ đại cử tri hay sự gián đoạn lớn của cuộc họp Cử tri đoàn khiến ông Biden không thể nhậm chức tổng thống vào ngày 20/1. Tuy nhiên, ông Trump có thể dễ dàng tung ra các tuyên bố về gian lận bầu cử để tạo ra những cuộc biểu tình quy mô lớn làm tê liệt quá trình này. Điển hình nhất là việc đưa ra các tuyên bố trên tài khoản Twitter hơn 88 triệu người theo dõi của ông.

Thứ hai, Trump cũng có thể đưa ra những quyết định để củng cố các di sản của mình và tác động đáng kể đến quỹ đạo nhiệm kỳ tổng thống của Biden. Trong nước, cho đến nay, việc Trump không tham gia vào một dự luật kích thích mới cộng thêm việc cạn nguồn lực hỗ trợ cho người Mỹ vào cuối năm (bảo hiểm thất nghiệp, các điều khoản trục xuất) có thể khiến nền kinh tế Mỹ suy yếu, tác động từ đại dịch Covid-19 thêm trầm trọng. Cả 2 điều này đe dọa làm suy yếu chính quyền Biden khi lên nắm quyền.

Ông Trump trả lời phỏng vấn tại Nhà trắng hôm 24/11. Ảnh: Reuters

Về Chính sách đối ngoại, có suy đoán  Trump sẽ ra quyết định rút nửa quân khỏi Afghanistan vào giữa tháng 1, bất chấp bạo lực gia tăng và những quan ngại về quan hệ của Taliban với Al-Qaeda. Về cơ bản, điều này sẽ để lại khoảng trống trú ẩn an toàn cho khủng bố trong tương lai.

Những người ở gần quỹ đạo của Trump cũng báo hiệu rằng tổng thống có thể xem xét để đưa ra một loạt quyết định tỏng những tuần tới để làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc. Như vậy, chính quyền Biden sẽ phải giải quyết hậu quả khi nhậm chức.

Thứ ba, những trò hề sau bầu cử của ông Trump cũng phủ bóng lên tương lai nền chính trị và nền dân chủ Mỹ.

Dù Trump có thể thất bại trong việc lật ngược kết quả bầu cử nhưng ông đã thành công trong việc gieo rắc nghi ngờ cho đủ người, trong đó có 73 triệu cử tri đã ủng hộ ông, về quy trình bầu cử của Mỹ và các thể chế của đất nước.

Tổng thống đắc cử Joe Biden phát biểu trước truyền thông. Ảnh: Reuters

Sự nghi ngờ đó là điều mà kẻ thù tìm cách tạo ra trong những chiến dịch can thiệp nhắm vào bầu cử Mỹ, theo giới tình báo. Tác động đến nền chính trị và dân chủ Mỹ không đơn thuần là một giả thuyết hay luận điểm. Trong một cuộc thăm dò gần đây của Reuters, 28% người Mỹ tin rằng cuộc bầu cử có gian lận, con số này tăng so với 16% chỉ cách đây 4 năm.

Sự ảnh hưởng và tư tưởng của Trump đối với đảng Cộng hòa cũng làm tăng nguy cơ các khuynh hướng của ông có thể tồn tại với các ứng viên tiềm năng tranh cử năm 2022 hoặc tranh cử tổng thống năm 2024.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news