Tin mới

Nướng vịt muốn không hôi thì sơ chế phải nhớ kĩ 1 công đoạn này

Thứ năm, 06/01/2022, 13:21 (GMT+7)

Nướng vịt cần có những kĩ thuật riêng, nếu không thịt vịt sẽ có mùi hôi đặc trưng.

Nướng vịt nếu không có kĩ năng sẽ khiến thịt có mùi hôi đặc trưng. Dù món vịt nướng được tẩm ướp kĩ như thế nào mà sơ chế không kĩ cũng sẽ bị để lại mùi khó chịu.

Để nướng vịt không còn mùi hôi, trước tiên, bạn cần rửa sạch phần da của vịt với muối hạt, sau đó, tiếp tục đổ rượu trắng vào rửa cùng để khử mùi hôi của thịt vịt. Cuối cùng bạn lấy nước lọc tráng lại phần da.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đây là bước quan trọng nhất trong công đoạn làm thịt vịt nướng bởi nếu sơ chế không kỹ thì thịt vịt sẽ có mùi hôi, ảnh hưởng đến chất lượng của món ăn. Sau đó, bạn chặt vịt làm đôi hoặc để cả con, dùng dao cứa lên thân vịt một vài đường để gia vị nhanh thấm.

Nguyên liệu ướp bao gồm: Sa tế, dầu màu điều, mạch nha hoặc mật ong, tỏi, dầu hào, ớt bột, ngũ vị hương, nước tương, gia vị... Trước khi ướp, bạn cần trộn đều hỗn hợp trên, dùng khăn mềm thấm khô vịt trước khi cho toàn bộ phần sốt lên và thoa đều khắp da vịt, ướp trong khoảng 15 phút.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong lúc đó, bạn hãy làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong 10 phút. Sau đó, bạn cho vịt vào khay nướng trong 30 phút ở nhiệt độ 200 độ C. Sau đó, bạn làm hỗn hợp sốt gồm giấm, dầu màu điều, mạch nha (hoặc mật ong) để phết lên da vịt.

Cứ nướng vịt 30 phút, bạn lại lấy vịt ra, phết đều phần sốt rồi dùng giấy bạc bọc phần cánh và nướng lại trong 20 phút. Để kiểm tra thịt chín hay chưa, bạn hãy dùng que xiên gỗ, chỉ cần cắm que vào thịt vịt không còn nước đỏ thì thịt đã chín mềm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Món thịt vịt nướng có lớp da bóng, có màu đẹp mắt nhờ mạch nha và dầu màu điều. Thịt vịt nước chấm cùng sốt đậm đà vô cùng kích thích vị giác.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news