(Tinmoi.vn) Mặc cảnh báo của Tổng thống Obama rằng Nga “sẽ phải trả giá” nếu can thiệp vào Ukraine, thượng viện Nga đã phê chuản cho ông Vladimir Putin được sử dung quân đội. Tổng thống Obama, sau lần suýt nổ ra cuộc chiến tranh vũ khí hóa học với Syria, một lần nữa lại phải ngồi trên “ghế nóng”.
Hành động can thiệp của ông Putin sẽ là phương cách duy nhất cứu cánh cho Tổng thống Syria Bashar Al Assad, cũng là một đồng minh của Nga, sau những đe dọa chiến tranh của Mỹ vào Syria hồi năm ngoái.
Bằng vai trò của một nhà hòa bình hơn là một người ủng hộ cho chính quyền ông Assad bị kết án, ông Putin thậm chí còn đăng một bài xã luận trên tờ tin tức New York Times chỉ trích kế hoạch can thiệp quân sự của Tổng thống Mỹ và đặt ra nghi vấn về những ngoại lệ Mỹ có trong trường hợp này.
Một lần nữa, ông Obama lại bị lôi kéo vào một cuộc chiến mới nghiêm trọng hơn. Chỉ vài giờ sau cảnh báo của Liên bang Nga về việc quân đội được phép hoạt động ở Ukraine, chúng ta tự hỏi ông Obama sẽ phản ứng ra sao trước động thái này?
Gần một tuần sau khi cựu Tổng thống Ukraine, một đồng minh của Tổng thống Putin bị trục xuất giữa những bất ổn rúng động đất nước. Ukraine phải trải qua nhiều thách thức để tiến tới thành lập một chính phủ lập thời, dưới quyền kiểm soát quân sự và cảnh sát của ông Sergiy Aksyonov và kêu gọi viện trợ quân sự từ Nga. Đúng lúc, hạm động Biển Đen của Nga cập bờ biển bán đảo Crimea. Mặc dù Aksyonov tuyên bố tìm kiếm “hòa bình” trong khu vực, loại bỏ nhóm quân có vũ trang và các thiết bị quân sự, những tuyên bố này dường như vô hiệu.
Về chính sách ngoại giao chính trị của Obama, ông ưa thích phản ứng chậm hơn. Đó là một người thực dụng trong năm năm lãnh đạo nước Mỹ, tránh dính líu vào bất kỳ một cuộc đụng độ trên thế giới nào, mặc dù từng đe dọa tấn công Syria và “đứng đằng sau” quân nổi dậy ở Libya. Ông vẫn là người chỉ huy cuộc chiến tranh ở Afghanistan, được khởi động bởi Tổng thống George W Bush, đồng thời là tổng tư lệnh và được gọi là “Tổng thống UAV” khi sử dụng máy bay không người lái khử các mục tiêu khủng bố nước ngoài.
Rõ ràng, Mỹ chưa có ý định tăng cường lính bộ binh và thấy cần thêm thời gian sau một thập kỷ chiến tranh ở Trung Đông. Sự việc lần này đòi hỏi một phản hồi cứng rắn, khôn ngoan từ Tổng thống Mỹ. Ông Obama từng cảnh báo chỉ vài giờ khi quân đội Nga được phép hoạt động ở Ukraine và chúng ta vẫn phải chờ đợi những bước đi mới của Tổng thống. Trong khi đó, hơi kỳ quặc khi chỉ một tuần sau kỳ Olympic khí thế của Nga, một biểu tượng hòa bình của thế giới lại bị dập tắt ở Sochi và có thể châm ngòi cho một cuộc đụng độ mới.
Với cái nhìn “không mấy thiện cảm” về ông Putin sau vụ bê bối của cựu nhân viên tình báo được Nga cho phép tị nạn Edward Snowden và vụ tấn công hóa học ở Syria, ông Obama có một số lựa chọn như loại Nga khỏi G8, đe dọa giá trị đồng Rúp, cấm thị thực visa, điều Hải quân Mỹ tới biển Đen, “dâng” Crimea cho ông Putin và không thêm gì nữa…. Ông có thể sẽ không điều động quân đội, các biện pháp trừng phạt kinh tế sẽ là một đòn tấn công lâu dài đối với Tổng thống Putin, trong khi những chỉ trích quốc tế về Nga chuyển thành những tuyên bố đanh thép khi chưa có các biện pháp quân sự cứng rắn.
W.2 (Theo Guardianlv)