Kế hoạch ám sát bằng máy bay không người lái được Tổng thống Obama chỉ đạo và đưa ra quyết định chỉ sau 58 ngày.
Obama và kế hoạch ám sát bằng máy bay không người lái (P1)
Hillary tham gia quá trình quyết định ám sát
Từ tài liệu mà trang này công bố có thể thấy, 23 quan chức cấp cao của chính phủ được đề cập trong danh sách người đưa ra quyết định.
Trong đó, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton - ứng cử viên hàng đầu trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2016 của đảng Dân chủ Mỹ cũng tham gia đưa ra quyết định. Người đưa ra quyết định còn bao gồm đại sứ Mỹ tại Yemen và tổng thống Yemen Abdul Rab Mansour Hadi, người chịu trách nhiệm cung cấp những sự trợ giúp cần thiết cho kế hoạch ám sát của quân đội Mỹ. Ngoài ra, trong kế hoạch ám sát bằng máy bay không người lái của quân đội Mỹ, người được trọng dụng nhất là giám đốc CIA năm 2013 John Brennan.
Nhưng, trang The Intercept chỉ ra, 6 tháng cuối năm 2013, Nhà Trắng quyết định thắt chặt kế hoạch ám sát tại Yemen. Khi đã được ủy quyền bởi tổng thống Obama, tổ chức hành động quân sự đặc biệt Mỹ có 60 ngày hành động. Trong 60 ngày, tổ chức này nhất định phải hoàn thành kế hoạch, còn cần đạt được sư đồng ý của bộ chỉ huy tác chiến khu vực Mỹ, đại sứ Mỹ tại quốc gia đó và lãnh đạo của CIA tại khu vực.
Mark McCleary – người từng thực hiện kế hoạch ám sát bằng máy bay không người lái tại Yemen tiết lộ, kế hoạch ám sát với các mục tiêu tấn công quan trọng đều phải được sự đồng ý của lãnh đạo cấp cao chính phủ, cơ quan tình báo và cơ quan quân sự Mỹ. Gần đây McCleary đã xuất bản một cuốn sách kể về những trải nghiệm trong thời gian của cuộc ám sát bằng máy bay không người lái. Ông giải thích, “Ngoài người đưa ra quyết định quan trọng, chúng tôi còn cần một đội ngũ nhân viên quyết định bổ sung. Những người này đều có thể theo dõi quá trình của kế hoạch”. Trong cả quá trình ám sát, nếu có một phiếu phủ quyết, cả kế hoạch ám sát sẽ lập tức dừng lại.
Sau khi bắt đầu kế hoạch ám sát, thái độ của quốc gia có mục tiêu ám sát cũng rất quan trọng. Bộ trưởng bộ an ninh quốc gia Sumali Abreu Zach Omar Mohammed cho biết, quân đội Mỹ sẽ gửi trước cho quốc gia sở tại trước cuộc ám sát, cũng có khi vừa thông báo vừa hành động, không hề có tình trạng “tiền trảm hậu tấu”. Nhưng, cũng có báo đưa tin, quân đội Mỹ có thể không thông báo trước để tránh rò rỉ thông tin.
90% của hành động ám sát đều là “ngộ sát”
Một lãnh đạo của chính phủ Mỹ phát biểu, mục tiêu của máy bay không người lái ngoài những tổ chức chính và các tổ chức có liên quan, còn là những nhân vật đe dọa đến an ninh quốc gia. Những mục tiêu này của kế hoạch không chịu sự hạn chế của quốc tế.
Nhưng, khi thực hiện kế hoạch ám sát, mục tiêu ám sát không nhất định đều là người đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia. Trong những thương vong gây ra từ ám sát bằng máy bay không người lái, đa số nạn nhân đều là dân thường vô tội. Điều này là một trong những nguyên nhân mà chính phủ Mỹ và Lầu Năm Góc bị báo giới lên tiếng chỉ trích. Trong tình hình đó, Nhà Trắng đã đưa ra kim chỉ nam cho những hành động chống khủng bố vào tháng 5/2013.
Trong một buổi diễn thuyết, tổng thống Obama tuyên bố, hành động của máy bay không người lái sẽ nghiêm khắc với “những người đe dọa nghiêm trọng, liên tiếp đến cuộc sống công dân Mỹ”. Ông cũng nhấn mạnh, chỉ có những mục tiêu đã được xác định hoàn toàn mới bắt đầu tiến hành kế hoạch ám sát, hơn nữa cần đảm bảo không gây ảnh hưởng đến người dân vô tội.
Theo tin của The intercept, nghiên cứu của Lầu Năm Góc cho thấy số lượng các phần tử khủng bố đe dọa đến an ninh quốc gia không nhiều. Tính đến tháng 6 năm 2012, chỉ có 16 người được coi là phần tử khủng bố của mục tiêu ám sát tại Yemen, con số này chỉ là 4 tại Sumali.
So sánh với “danh sách ám sát” này, theo số liệu của cục điều tra thông tin Mỹ công bố, từ năm 2011 đến năm 2012 đã có 54 cuộc ám sát bằng máy bay không người lái xảy ra tại Yemen, số người chết lên đến 293 người. Điều này đồng nghĩa với việc hơn 90% số người chết trong cuộc ám sát không phải mục tiêu của kế hoạch. Tại Sumali, có ít nhất 3 cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, dẫn đến 6 người chết.
Ý kiến của người dân đối với vấn đề này chỉ ra, trên thực tế hành động ám sát bằng máy bay không người lái là do xung đột vũ trang của quân đội Mỹ và các tổ chức khủng bố của Yemen và Sumali chứ không phải xuất phát từ hành động tự vệ để bảo vệ an ninh quốc gia.
Các nhà phân tích chỉ rõ, sau khi quân đội được đồng ý, họ có 2 tháng để tiến hành nhiệm vụ. Nếu trong hai tháng lập trường của mục tiêu ám sát thay đổi, hoặc tình hình của nước đó xảy ra biến động, Lầu Năm Góc không thể đánh giá lại mục tiêu ám sát. Vì vậy, trong hai tháng này là thời gian “ân xá” của các mục tiêu này.
Quá trình ám sát cần hoàn thành ám sát trong 60 ngày
Theo The intercept, mức độ của cuộc ám sát phụ thuộc thông tin tình báo tại địa phương. Những thông tin này đều có được dựa vào phương tiện truyền thông điện tử, nhiều nguồn từ những cơ quan chính phủ nước ngoài. Nhưng, những thông tin này đều có tính hạn chế tương đối cao.
Sau khi Mỹ nhận được những tin tình báo này, sẽ tiến hành so sánh các thông tin này với các đối tượng mục tiêu ám sát. Nếu các thông tin này không đồng nhất với mục tiêu ám sát, cuộc tấn công có thể dẫn đến ngộ sát. Chuyên gia máy bay không người lái Mỹ Mike Neal đã chỉ ra rằng, “70% trường hợp ngộ sát do máy bay không người lái gây ra đều do việc xác định sai mục tiêu ám sát”.
Căn cứ vào kim chỉ nam hành động ám sát mà Nhà Trắng công bố vào tháng 5/2013, cần quyết định kế hoạch ám sát toàn diện và chi tiết. Đồng thời kế hoạch ám sát phải được thực hiện khi không có dân thường tại hiện trường. Cuộc tấn công yêu cầu “mục tiêu ám sát phải có mặt trong khu vực ám sát và dân thường không được có mặt và bị thương trong cuộc tấn công”. Nhưng, một nhân viên giấu tên từng thực hiện kế hoạch ám sát này cho biết, việc hoàn thành nhiệm vụ ám sát trong 60 ngày mà quân đội và chính phủ đưa ra là một thách thức lớn. Nếu không hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian cho phép, tổ hành động sẽ phải tái xin phép ám sát, bao gồm xác định mục tiêu mới, giao nộp các hồ sơ, xin phép các cấp lãnh đạo và xin được ủy quyền. Trong tình hình này, người thực hiện kế hoạch ám sát luôn muốn thực hiện kế hoạch sớm nhất. Khi sự chuẩn bị chưa đầy đủ sẽ dẫn đến tình trạng ngộ sát.
Giáo sư Jennifer-Karl Daisy Mỹ từng làm việc tại Bộ Tư pháp Mỹ nói “ Tuy sự lựa chọn của chính phủ và quân đội Mỹ là rất khắt khe, nhưng người thực hiện kế hoạch có nghiêm túc chấp hành hay không?” Jennifer-Karl Daisy còn phân tích, trong quá trình đưa ra quyết định được The intercept công bố vẫn chưa phát hiện ra cách xử lý sau khi bắt được mục tiêu ám sát. Điều này thể hiện thái độ tiềm ẩn của Mỹ với các mục tiêu ám sát. Hiếm có trường hợp bắt giữ hoặc tạm giam, thay vào đó là các cuộc hành quyết và tấn công.
Đối với các văn kiện được trang web này, Lầu Năm Góc và Cục an ninh quốc gia Mỹ vẫn chưa đưa ra những hành động đáp trả. Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ cũng chưa tiết lộ tình hình mà các văn bản này chỉ ra có được cải thiện hay không.
Nghiêm Thu (theo Xinhuanet)