Nghiên cứu mới đã cung cấp thêm bằng chứng rằng nhóm máu có thể đóng vai trò trong việc một người có bị nhiễm Covid-19 hay không và khả năng bị nhiễm nặng. Nguyên nhân của mối liên hệ này chưa rõ ràng và cần phải nghiên cứu thêm để biết nhóm máu có tác động gì (nếu có) đối với bệnh nhân.
Một nghiên cứu của Đan Mạch phát hiện ra trong số 7.422 bệnh nhân nhiễm Covid-19, chỉ có 38,4% người có nhóm máu O, mặc dù trong nhóm 2,2 triệu người không được xét nghiệm, nhóm máu này chiếm 41,7%. Ngược lại, 44,4% người có nhóm máu A dương tính với Covid-19 trong khi ở Đan Mạch, nhóm máu này chiếm tới 42,4% dân số.
Những người nhóm máu O có ít khả năng nhiễm Covid-19, nếu nhiễm sẽ bị nhẹ hơn. Ảnh: Internet
Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học Canada phát hiện ra trong số 95% bệnh nhân Covid-19 nặng, tỷ lệ người có nhóm máu A và AB cao hơn, với 84% phải thở máy so với 61% nhóm máu O hoặc B. Nghiên cứu của Canada cũng cho thấy những người có nhóm máu A hoặc AB có thời gian phải điều trị đặc biệt lâu hơn, trung bình 13,5 ngày, so với thời gian 9 ngày của người thuộc nhóm máu O hoặc B.
Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng dù kết quả nghiên cứu trên là đúng thì người thuộc nhóm máu A cũng không phải hoảng sợ và người nhóm máu O không được chủ quan. Hầu hết mọi người đều thuộc một trong 4 nhóm máu là A, B, AB hoặc O. Nó tạo ra ít khác biệt đối với cuộc sống hàng ngày của hầu hết mọi người, chỉ trừ khi bạn phải truyền máu.
Có mối liên hệ giữa nhóm máu và Covid-19. Ảnh minh họa: Internet
Tiến sĩ Torben Barington, tác giả nghiên cứu của Đan Mạch nói rằng mọi người không nên quá lo lắng về mối liên hệ giữa nhóm máu và Covid-19. "Chúng tôi không biết liệu đây có phải một kiểu bảo vệ của nhóm máu O hay là một dạng tổn thương ở các nhóm máu khác. Tôi nghĩ điều này có lợi cho kha học. Khi chúng tôi tìm ra cơ chế đó là gì, có lẽ chúng tôi có thể sử dụng nó một cách chủ động để điều trị", ông nói.
Cả 2 nghiên cứu đều được đăng trên tạp chí Blood Advances. Trong khi có một số giả thuyết được đưa ra thì các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết cơ chế chính xác giải thích cho mối liên kết giữa các nhóm máu khác nhau với Covid-19.
Tiến sĩ Mypinder Sekhon đến từ nhóm nghiên cứu Canada cho rằng những người nhóm máu O có ít yếu tố đông máu hơn nên họ ít bị các vấn đề về đông máu. Trong khi đó, máu cục là nguyên nahan chính dẫn đến tình trạng nhiễm Covid-19 nặng.
Có giả thuyết khác cho rằng điều này có thể liên quan đến kháng nguyên nhóm máu và cách chúng tác động đến việc sản xuất kháng thể chống nhiễm trùng. Hoặc nó có thể liên kết với các gene liên quan đến nhóm máu và tác động lên các thụ thể trong hệ thống miễn dịch.
Nói tóm lại, các nhà khoa học vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu về mối liên hệ của nhóm máu với Covid-19.