Đại diện các nhóm nổi dậy "ôn hòa" tại Syria phản đối chế đội Bashar al-Assad đã yêu cầu Mỹ cung cấp tên lửa đất đối không để chống lại các cuộc không kích của Nga, truyền thông Mỹ đưa tin. Các quan sát viên Nga điều này khó xảy ra nhưng cảnh báo rằng các nhà tài trợ chủ chốt của phe đối lập Syria trong khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia sẽ cung cấp vũ khí cho các nhóm này.
Sau khi những người lính Xô Viết rút khỏi Afghanistan, Mỹ đã phải mua tên lửa vác vai Stinger từ các chiến binh thánh chiến trong nỗi sợ họ chúng có thể được sử dụng để chống lại quân đội Mỹ hoặc máy bay dân sự. Ảnh: Getty |
Khi có cáo buộc rằng Nga đang ném bom vào phe đối lập "ôn hòa tại Syria thay vì các mục tiêu của IS, tờ Washington Post ngày 2/10 đưa tin một số nhóm nổi dậy Syria đã yêu cầu Mỹ cung cấp cho họ hệ thống phòng không để chống lại các máy bay Nga đang bắn phá căn cứ của họ.
Tuy nhiên, nếu Washington hay các đồng minh của họ đi bước đi này, thế giới sẽ quay lại thời kỳ Chiến tranh Lạnh khi Mỹ cung cấp vũ khí cho chiến binh thánh chiến Afghansitan để họ chống lại quân đội Xô Viết và đẩy căng thẳng giữa phương Tây và Moscow đi xa hơn.
Không những vậy, việc này còn tạo ra một nguy cơ đó là: bất cứ vũ khí nào cung cấp cho phiến quân tại Syria sau này có thể được dùng để chống lại lợi ích của Mỹ. Sau khi những người lính Liên Xô rút khỏi Afghanistan, chính quyền Mỹ đã phải thu mua tên lửa vác vai Stinger từ chính các chiến binh thánh chiến do lo sợ loại vũ khí này được dùng để chống lại quân đội Mỹ hay máy bay dân sự.
Mỹ và đồng minh "không muốn quan hệ với Moscow xấu hơn"
Andrei Sushentsov, một quản lý của tờ Foreign Policy nói với tờ RBTH rằng Mỹ và các đồng minh của họ sẽ không cung cấp cho những đối thủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad tên lửa đất đối không hay bất cứ hệ thống phòng không nào bởi "họ không muốn quan hệ với Moscow vì Syria mà xấu đi".
"Phe đối lập ôn hòa sẽ không nhận được Stinger bởi nếu điều đó xảy ra, ông Assad sẽ nhận được hệ thống S-300 (từ Nga)", ông Sushentsov nói.
Dmitry Ofitserov-Belsky, trợ lý giáo sư tại trường ĐH Kinh tế ở Moscow nói với RBTH rằng, như một quy luật, việc cung cấp vũ khí không được công bố rộng rãi và cho thấy. Ông Ofitserov-Belsky nhận định "bài báo của Washington Post có lẽ là màn "tung hỏa mù" có chủ ý để thử phản ứng của cả Nga lẫn Mỹ".
"Các phiến quân Syria có thể phóng đại một chút về việc Mỹ sẵn sàng đối đầu với Nga tại Syria và đang cố để làm sống dậy nỗi sợ hãi liên quan đến Moscow", Ofitserov-Belsky nói.
Còn một giả thuyết khác, khó xảy ra, đó là một phần chính quyền Mỹ không quan tâm đến việc sẽ phải đối đầu với Nga, bí mật cung cấp tên lửa vác vai hoặc các vũ khí khác cho lực lượng đối lập "ôn hòa" ở Syria.
Phe đối lập có thể nhận vũ khí từ các nước trong khu vực
Ông Ofitserov-Belsky nói thêm rằng Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp hệ thống tên lửa vác vai cho nhóm Hồi giáo Syria. Ngoài ra, một số loại vũ khí nhất định đã bí bắt giữ ở Libya và Iraq mặc dù những vũ khí này không đủ hiệu quả để chống lại các máy bay hiện đại như Su-34.
"Kịch bản có thể xảy ra nhất đó là phe đối lập sẽ tiếp tục nhận được hỗ trợ về vũ khí chống tăng và các hệ thống khác vốn không thể gây tổn hại cho máy bay Nga. Nhưng các vũ khí ấy lại có thể tăng cường khả năng chống cự trước các cuộc tấn công sắp tới của quân đội Syria và quân viễn chinh Iran".
Trong khi đó, ông Vladimir Avatkov, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu phương Đông, viện Quan hệ Quốc tế và Ngoại giao Công chúng không loại trừ khả năng phe đối lập Syria sẽ nhận được hệ thống phòng không từ Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara (thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ)"có lẽ sẽ tạo ra những động thái chống Nga đáng ngạc nhiên, trong đó có việc hỗ trợ vạt chất cho phe đối lập Syria".
"Sau khi trở về từ Moscow, ông Erdogan (Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ) đã lần đầu tiên tuyên bố trước công chúng, cho phép giai đoạn quá độ khi ông Assad còn nắm quyền. Tuy nhiên, trong một ngày khác, ông lại đưa ra tuyên bố nhấn mạnh rằng Nga đã mắc sai lầm nghiêm trọng và có thể bị cô lập vì Chính sách của mình".
"Thổ Nhĩ Kỳ đang thương lượng và tìm kiếm một vị thế tối ưu cho bản thân do môi trường chính trị và tình hình bên trong đất nước, nơi các bất đồng giữa các lực lượng chính trị chính đang phát triển", ông Avatkov nói.
"Thật không may, nền kinh tế không thể cứu Moscow và Ankara khỏi những bất đồng về địa chính trị vốn đang đòi hỏi một giải pháp cấp bách. Nếu không, chúng ta có nguy cơ mất Thổ Nhĩ Kỳ".
[mecloud]dfiK4Pxc4J[/mecloud]
Bảo Linh (theo RBTH)