Tin mới

Sự nguy hiểm của Hillary Clinton

Thứ hai, 24/10/2016, 17:53 (GMT+7)

Người ta có thể nhìn vào Trump và nhận thấy sẽ có nhiều điều rủi ro, sự bất định và sa đọa đạo đức,... Nhưng những điều này là một sự thay thế (đánh đổi) hoàn toàn có thể chấp nhận được cho hiện tại nếu như nhìn vào đối thủ của ông ấy, Hillary Clinton, người với những "thành tích" của mình đã góp phần không nhỏ vào sự xuất hiện của Trumpism (Chủ nghĩa Trump).

 

Người ta có thể nhìn vào Trump và nhận thấy sẽ có nhiều điều rủi ro, sự bất định và sa đọa đạo đức,... Nhưng những điều này là một sự thay thế (đánh đổi) hoàn toàn có thể chấp nhận được cho hiện tại nếu như nhìn vào đối thủ của ông ấy, Hillary Clinton, người với những "thành tích" của mình đã góp phần không nhỏ vào sự xuất hiện của Trumpism (Chủ nghĩa Trump).

"Bầu cho Clinton hơn là bầu cho Trump", chiến dịch Clinton đã và đang tổ chức truyền tải thông điệp đó trên bình diện rộng lớn một cách đầy tinh tế. Chiến dịch của bà Clinton muốn mọi người hãy nhìn nhận cuộc bầu cử lần này không chỉ còn đơn thuần là một cuộc bỏ phiếu cho đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa: Đây là một cuộc bỏ phiếu để lựa chọn sự an toàn thay vì rủi ro, năng lực vững chãi thay vì liều lĩnh khoe khoang, ổn định tâm lý thay vì bốc đồng không thể kiểm soát.

Vận dụng những chủ đề này đã mang lại chiến thắng cho Hillary trong các cuộc tranh luận trực tiếp và trong các chiến dịch rộng lớn hơn, và đó là những lý do hoàn toàn có lý và thực tế. Những hiểm họa của một "tổng thống Trump" được thể hiện rõ ràng trong tính cách và sự độc đáo của ứng viên này. Đến hiện tại, điều mà mọi người (có thể bao gồm cả những người ủng hộ Trump) đều thấy là: bỏ phiếu cho Trump là sẵn sàng cho một danh sách dài các tình huống (tồi tệ) : sự biến đổi của hệ thống đồng minh của phương Tây, một chu kỳ của sự cực đoan trong nước, một cuộc khủng hoảng kinh tế bất ngờ, một cuộc khủng hoảng dân sự-quân sự. Trump có nhiều khả năng gây ra những điều này hơn so với bất kỳ nhà lãnh đạo "bình thường" nào.

Thật vậy, Trump và người ủng hộ ông gần như ngày càng thừa nhận rộng rãi rằng: "Chúng ta đã cố gắng tỉnh táo, bây giờ chúng ta hãy cố gắng điên", về cơ bản đây là phương châm làm việc của chiến dịch Trump. Lời hứa sẽ trở thành "một con bò tót trong cửa hàng Trung Quốc" là một phần tạo nên sức hấp dẫn mị dân của Trump. Một số người ủng hộ hùng hồn hơn của ông đã giải thích rằng một bỏ phiếu cho Trump giống như việc đột nhập vào buồng lái của một chiếc máy bay đang bị tấn công nhằm thay đổi tình hình, dù cho họ hoàn toàn ý thức được rằng khả năng xảy ra một vụ tai nạn máy bay hoàn toàn có thể xảy ra.

Nhưng việc chú trọng đến những "nguy cơ" của Trump không có nghĩa là có thể bỏ qua những mối nguy hiểm tiềm tàng từ đối thủ của ông, Hillary Clinton.

Hillary Clin cũng có những mối nguy hiểm không kém Trump. Ảnh: NYT

Sự nguy hiểm của một tổng thống Hillary Clinton "quen thuộc" hơn so với sự ẩn số Trump, bởi vì chúng ta đã và đang sống với những người như Clinton trong nền chính trị của chúng ta rồi. Họ sở hữu sự nguy hiểm của giới tinh hoa ưu tú, của những người tôn thờ sức mạnh Beltway, của một giáo phái dựa vào chức vị Tổng thống để phục vụ cho những lý tưởng đáng ngờ. (Beltway là một từ mô tả các quan chức của chính phủ liên bang Hoa Kỳ, các nhà thầu và vận động hành lang , và các phương tiện truyền thông cũng như các công ty bao che cho họ- nhóm này thường có những mục đích trái ngược với lợi ích và ưu tiên của người dân Mỹ nói chung.)

Họ sở hữu những sự nguy hiểm bởi họ luôn đững giữa lằn ranh của sự liều lĩnhtính cấp tiến mà đôi khi đến chính họ cũng không thể phân biệt được hai khái niệm đó, bởi vì họ tin rằng (hoặc tự lừa dối bản thân) nếu một ý tưởng là chính thống và được nảy sinh ra trong tập hợp những chuyên gia thì nó không thể nào là sự điên rồ.

Hầu hết các cuộc khủng hoảng do Mỹ và phương Tây gây ra trong 15 năm qua có nguồn gốc từ loại điên rồ đã được minh chứng này. Chiến tranh Iraq, sự kiện mà giới tự do thích nhớ đến như là một cuộc xung đột gây ra bởi một âm mưu của giới tân bảo thủ, thực sự là việc nhận được sự đồng thuận của cả hai đảng khi ấy, được đẩy mạnh bởi George W. Bush và cuộc chiến này cũng được chấp nhận bởi phần lớn các lãnh đạo ​​trung tả bao gồm Tony Blair và hơn một nửa số Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ.

Tương tự như vậy là các cuộc khủng hoảng tài chính: Cho dù bạn đổ lỗi cho dịch vụ tài chính không được điều tiết hoặc chính sách bất động sản lỏng lẻo (hoặc cả hai),... nhưng chúng ta phải thừa nhận một điều rằng các Chính sách đã giúp thổi phồng và làm nổ các bong bóng như vậy đã được chấp nhận bởi cả hai cánh của các lực lượng chính trị chính thống.

Tương tự như vậy với đồng euro, đồng tiền chung châu Âu, một ý tưởng khủng khiếp mà trước đó chỉ có một số người được coi là lập dị  cùng nhóm Little Englanders (những người Anh chống EU) dám phản đối cho đến khi cuộc Đại suy thoái vừa rồi cho thấy đó là một sự điên rồ  với khả năng nhấn chím nền kinh tế.

Tương tự như vậy với Angela Merkel và việc thiếu thận trọng trong việc mở cửa biên giới năm ngoái: Bà là nữ anh hùng của một ngàn hồ sơ nhập cư và nhiều người tự nhận là "nhân văn" khác, ngay cả khi bà đã đưa vùng đất của mình rơi vào sự phân cực và bạo lực.

"Thành tích" này của giới tinh hoa điên rồ (thậm chí chưa bao gồm sự can thiệp của Mỹ tại Libya) là một phần lý do tại sao Hoa Kỳ có phương trâm "chúng ta hãy cố gắng điên" trong cuộc bầu cử này, và tại sao có rất nhiều Trumpian (những người ủng hộ tư tưởng Trump) phát triển trên đất châu Âu.

Người ta có thể nhìn vào Trump và nhận thấy sẽ có nhiều điều rủi ro, sự bất định và sa đọa đạo đức,... Nhưng những điều này là một sự thay thế (đánh đổi) hoàn toàn có thể chấp nhận được cho hiện tại nếu như nhìn vào đối thủ của ông ấy, Hillary Clinton, người với những "thành tích" của mình đã góp phần không nhỏ vào sự xuất hiện của Trumpism (Chủ nghĩa Trump).

Điều gì đã tạo nên sự khác biệt của Hillary Clinton so với Bush hay Obama? Đó là bà ấy hầu như không bao giờ phá vớ sự đồng thuận của tầng lớp ưu tú trong các vấn đề hệ trọng của quốc gia.

Bà ấy ủng hộ cuộc chiến Iraq khi tất cả ủng hộ nó, bà ấy phản đối sự gia tăng quân số khi Mỹ đã quyết định rút quân và sau đó vài năm bà ấy lại giống như một con diều hâu tự do đã phá nát Libya.

Bà ấy là một con chim bồ câu đối với Nga khi các phương tiện truyền thông chế giễu Mitt Romney cho là một con chim ưng đối với Nga; bây giờ thì bà ấy lại là một con chim ưng đối với Nga cùng với tất cả người khác ở Washington trong một thời điểm mà sự leo thang căng thẳng là điều nên tránh.

Bà dẫn chứng Merkel là một nhà lãnh đạo kiểu mẫu, bà ấy được vây quanh bởi các chuyên gia chính sách đối ngoại của cả hai đảng, nhưng người háo hức về một kế hoạch leo thang căng thẳng ở Syria, và bà ấy có vẻ như có ý định chèo thuyền bình thản trong cơn bão của dân tộc chứ không phải là xem xét lại bất kỳ giả định hay kế hoạch nào từ những người cùng tầng lớp với bà.

Tin tốt là bà ấy không phải một người không tưởng; bà ấy là một người thực dụng, thận trọng hay cũng có thể nói bà đã trở thành một người như thế do được mài dũa trong suốt sự nghiệp của mình. Vì vậy, bà ấy sẽ không thể làm bất cứ điều gì mà thủ đô của châu Âu và Mỹ coi là cực đoan, nguy hiểm hoặc ngớ ngẩn.

Nhưng không nhất thiết phải hợp lý hoặc an toàn trong việc xử lí các vấn đề toàn cầu, đó là những trường hợp mà các tầng lớp lãnh đạo phương Tây đang trở nên "điên nửa mùa" mà không nhận ra, Hillary Clinton cho thấy mọi dấu hiệu của việc bà đã sẵn sàng để tiến quân vào sự điên rồ như các đồng nghiệp của mình.

Quý Vũ (NYT)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: Trumpism Trumpian Clinton