Tin mới

Tại sao Tôn Ngộ Không sát hại 6 người phàm mà sau này vẫn thành Phật?

Thứ sáu, 20/10/2023, 17:38 (GMT+7)

Nhiều người khi xem Tây Du Ký thắc mắc tại sao Tôn Ngộ Không sát hại 6 người phàm mà sau khi thỉnh kinh xong vẫn trở thành Đấu Chiến Thắng Phật. Lý do đằng sau đã thể hiện sự tinh tế của tác giả Ngô Thừa Ân.

Trong Tây Du Ký, sau khi cùng Đường Tăng, Trư Bát Giới và Sa Tăng trải qua 81 kiếp nạn, đối mặt với nhiều yêu quái và thú dữ, Tôn Ngộ Không đã trở thành Đấu Chiến Thắng Phật. Tuy nhiên, có một điều khó hiểu là Tôn Ngộ Không từng giết 6 phàm nhân, tại sao cuối cùng vẫn thành Phật?

Truyện kể rằng sâu trong một khu rừng núi cổ xưa có tảng đá khổng lồ. Viên đá này sau khi hấp thụ linh khí trời đất thì đã sinh ra một chú khỉ thông minh, hung hãn nhưng đầy nghị lực, đó là Tôn Ngộ Không.

Tôn Ngộ Không vốn thông minh, nhanh chóng trở thành thủ lĩnh của đàn khỉ ở Hoa Quả Sơn. Tuy nhiên, trong sâu thẳm tâm hồn, anh ta tràn ngập sự tò mò về thế giới ngoài kia. Dưới sự thuyết phục của các trưởng lão khỉ, Tôn Ngộ Không quyết định rời núi, dấn thân vào một cuộc phiêu lưu kỳ diệu.

Tại sao Tôn Ngộ Không sát hại 6 người phàm mà sau này vẫn thành Phật? - Ảnh 1
 

Sau một hành trình dài, Tôn Ngộ Không tới bái Bồ Đề Tổ Sư làm thầy. Tại đó, anh ta học được 72 phép biến hình và sức mạnh thần kỳ của phép cân đẩu vân. Tuy nhiên, Tôn Ngộ Không lại làm trái lời thầy, đi khoe mẽ tài năng của mình với các đồng môn. Điều này làm dấy lên sự ghen tị và bất mãn giữa các đệ tử khác, dẫn đến tranh chấp gay gắt.

Cuối cùng, Bồ Đề Tổ Sư tức giận đuổi Ngộ Không ra khỏi núi. Trở về Hoa Quả Sơn không lâu, Tôn Ngộ Không lại lên Thiên đình đại náo Thiên cung. Ngay cả thiên binh thiên tướng cũng không thể cản được cơn giận của con khỉ đá này. Cuối cùng, Ngọc Hoàng chỉ có thể cầu cứu Phật Tổ Như Lai. Tôn Ngộ Không bị đức Phật trấn áp dưới Ngũ Hành Sơn 500 năm, cho đến khi Đường Tăng xuất hiện. 

Sự xuất hiện của Đường Tăng cùng với Trư Bát Giới, Sa Tăng đã thay đổi mọi thứ, mở ra một hành trình mới huy hoàng hơn đối với Tôn Ngộ Không. 4 thầy trò cùng Bạch Long Mã trải qua nhiều cuộc phiêu lưu và thử thách hơn, cùng phấn đấu thực hiện sứ mệnh thỉnh kinh.

Tại sao Tôn Ngộ Không sát hại 6 người phàm mà sau này vẫn thành Phật? - Ảnh 2
 

Vào một đêm, khi thầy trò Đường Tăng và Ngộ Không đang nghỉ qua đêm thì bị một nhóm côn đồ chặn đường đòi vàng bạc. Tuy nhiên, cả 2 thầy trò đều không một xu dính túi, trong hành lý chẳng có đồ đạc đáng giá, chỉ có ít quần áo và hoa quả mới hái.

Đường Tăng dù đã hết lời giải thích nhưng bọn côn đồ vẫn không tin. Một tên côn đồ thậm chí còn vung vũ khí định hành hung sư phụ. Tôn Ngộ Không thấy cảnh này đã nổi cơn lôi đình, lao đến đánh chết 6 người bọn chúng.

Trước tình cảnh này, Đường Tăng chọn đuổi Ngộ Không đi, không muốn điều tương tự xảy ra nữa. Tôn Ngộ Không thì hiểu được sự cố gắng vất vả của sư phụ, đồng thời không muốn hành động của bản thân gây rắc rối cho người. Tuy nhiên, anh thực sự không muốn rời xa Đường Tăng vì tình cảm sâu sắc và sự an toàn của sư phụ.

Đây không phải lần tranh chấp duy nhất giữa Đường Tăng và Tôn Ngộ Không. Bản tính nổi loạn của Tề Thiên Đại Thánh khiến con đường tu hành của anh đầy thăng trầm. Tuy nhiên, chính trải nghiệm khó khăn này đã hình thành nên tính cách của Ngộ Không, khiến anh sau này trở thành Đấu Chiến Thắng Phật.

Tại sao Tôn Ngộ Không sát hại 6 người phàm mà sau này vẫn thành Phật? - Ảnh 3
 

Câu hỏi tại sao Tôn Ngộ Không giết người phàm vẫn thành Phật không hề đơn giản. Dù đã phạm sai lầm nhưng dần dần, con khỉ này hiểu được tầm quan trọng của lòng từ bi và nhân từ. Anh ta không ngừng suy ngẫm về hành động của mình, sửa chữa lỗi lầm và trở nên trưởng thành, khôn ngoan hơn. Trải nghiệm khó khăn ấy là một phần trong hành trình trở thành vị Phật vĩ đại sau này.

Ngoài ra, việc Tôn Ngộ Không giết 6 tên giang hồ còn có một triết lý sâu sắc hơn. Thực ra, anh ta đang cắt đứt 6 dục vọng và 6 ham muốn lớn trong tâm trí mình. Hành động này tượng trưng cho con đường tu hành của Tôn Ngộ Không. Anh đã loại bỏ từng ham muốn và chấp trước của bản thân, theo đuổi sự thanh tịnh và trí tuệ nội tâm. Đây là một phát hiện triết học sâu sắc, chính xác như Ngô Thừa Ân mong muốn. Nó nhắc nhở chúng ta rằng trong quá trình theo đuổi ước mơ, cần khắc phục dục vọng của bản thân, giữ cho tâm hồn trong sạch.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news