Tin mới

Tàu chiến bị tịch thu, quân đội Ukraine tiếp tục bị đe dọa

Thứ sáu, 21/03/2014, 08:52 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Ukraine cho biết quân đội nước này đang bị đe dọa tại Crimea sau khi 2 tàu chiến của họ bị đám đông ủng hộ Nga đã tịch thu.

(Tinmoi.vn) Ukraine cho biết quân đội nước này đang bị đe dọa tại Crimea sau khi 2 tàu chiến của họ bị đám đông ủng hộ Nga đã tịch thu.

 

Clip Nữ công tố viên xinh đẹp của Crimea

Mặc dù lực lượng ủng hộ Nga đã phóng thích chỉ huy hải quân của Ukraine nhưng căng thẳng trong khu vực vẫn đang ở mức báo động. Theo hãng tin Interfax, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine, Leonid Palyakov cáo buộc quân đội Nga liên tục đe dọa các căn cứ quân sự của nước này.

Tại Geneva, Đại sứ Ukraine tại Liên hợp quốc, ông Yuri Klymenko cũng cảnh báo về sự xuống cấp trong mối quan hệ của 2 nước láng giềng. Ông nói dường như Nga đang chuẩn bị cho một cuộc xâm lược Ukraine. “Dấu hiệu cho thấy Nga đang mở một cuộc tấn công quân sự toàn diện về phía đông và phía nam Ukraine” kể từ khi sáp nhập Crimea. Các tuyên bố của ông dựa trên thông tin từ các tổ chức phi chính phủ.

Lực lượng tự vệ tại Crimea xông vào trụ sở hải quân của Ukraine ngày 19/3/2014

Lực lượng tự vệ tại Crimea xông vào trụ sở hải quân của Ukraine ngày 19/3/2014

Trong một bài diễn văn trước Quốc hội Đức tại Berlin, Thủ tướng Angela Merkel cho biết EU đã sẵn sàng cho các lệnh trừng phạt và diễn đàn G8 của các nền kinh tế hàng đầu đã bị hoãn vô thời hạn. Nga giữ chức chủ tịch G8 và Tổng thống Vladimir Putin sẽ giữ vai trò tổ chức hội nghị thượng đỉnh G8 tại Sochi vào tháng 6 tới. “G8 vốn là tổ chức không bị tác động bởi những hoạt động chính trị, song tại thời điểm này, có thể nói G8 đã không còn tồn tại, đồng thời, Hội nghị thượng đỉnh cũng không còn như trước nữa”.

Bà Merkel cho biết, trong cuộc gặp tại Brussels, các nhà lãnh đạo EU sẽ gia tăng biện pháp trừng phạt Nga lên “cấp 2”. Danh sách những người bị đóng băng tài sản và bị cấm đi lại đã được mở rộng. Nếu tình hình trở nên tệ hơn, EU có thể tăng mức trừng phạt lên “cấp 3”, trong đó bao gồm các biện pháp trừng phạt kinh tế.

EU và Mỹ đã ủng hộ cho các biện pháp trừng phạt những cá nhân có liên quan đến cuộc trưng cầu dân ý trái pháp luật tại Crimea khi có sự tham gia của Nga. Moscow đã chính thức sáp nhập Crimea đầu tuần này sau cuộc bầu cử. Biển Đen là bán đảo từng thuộc Nga trong nhiều thế kỷ. Cho đến năm 1954, lãnh đạo Xô Viết Nikita Khrushchev đã chuyển cho Ukraine và cho đến nay, nhiều người dân tại đây rất hài lòng khi sáp nhập trở lại Nga.

Bảo Linh (Theo AP)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news