Sự thật về người đứng đầu Tịnh thất Bồng Lai
Theo thông tin từ Công an tỉnh, để rộng đường dư luận, tới đây, Công an tỉnh sẽ phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình Long An phát sóng phóng sự "Sự thật nơi tự xưng là Tịnh thất Bồng Lai" để thông tin đầy đủ những kết quả xác minh, điều tra.
Theo Báo Long An, Công an tỉnh sẽ phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình Long An phát sóng phóng sự "Sự thật nơi tự xưng là Tịnh thất Bồng Lai" để thông tin đầy đủ những kết quả xác minh, điều tra.
Qua kết quả xác minh ban đầu, Tịnh thất Bồng Lai được thành lập vào năm 2014 do bà Cao Thị Cúc mua lại mảnh đất gần 2.000 m2 ở ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa rồi chuyển về đây sinh sống, sau đó sửa chữa lại làm điểm tu tại gia.
Qua xác minh, ông Lê Tùng Vân (SN 1932, hộ khẩu thường trú phường 10, quận 6, TP.HCM) chuyển về đây sinh sống cùng nhà với bà Cúc từ năm 2015 và tự xưng là người đứng đầu của "Tịnh thất Bồng Lai" hay "Thiền am bên bờ vũ trụ".
Giai đoạn sau năm 1975, ông Vân rời An Giang lên sinh sống ở đường Lý Chiêu Hoàng, phường 10, quận 6. Đến năm 1990, ông Vân tự lập ra trại dưỡng lão, cô nhi Thánh Đức ở ấp 2, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, tự phong là giám đốc. Nơi này có hàng chục người lưu trú, được giới thiệu là trẻ mồ côi, người già cơ nhỡ.
Tuy nhiên cơ sở Thánh Đức có nhiều sai phạm về hoạt động cơ sở bảo trợ xã hội và được báo chí phản ánh. Các sai phạm bao gồm không đăng ký tạm trú, không làm thủ tục nhận con nuôi theo quy định và có dấu hiệu trục lợi từ các hoạt động thiện nguyện.
Chức danh Giám đốc cơ sở của ông Lê Tùng Vân là bà Nguyễn Thị Huỳnh H., nhận là Giám đốc Trung tâm Từ thiện hỗ trợ người cao tuổi trực thuộc Hội dân tộc TP.HCM, ký đầu tháng 1/2004.
Đến nay, cơ quan chức năng Long An đủ cơ sở xác định, những người sinh sống trong gia đình bà Cúc, phần lớn có quan hệ huyết thống, là con ruột, cháu ruột của ông Lê Tùng Vân, chứ không phải là mồ côi, không nơi nương tựa.
Tin mới vụ nữ sinh lớp 9 mang thai ở Thanh Hóa
Vụ việc em Đ.M.A. - nữ sinh lớp 9 mang thai ở Thanh Hóa đang khiến dư luận bức xúc và quan tâm. Chia sẻ trên báo Pháp luật Việt Nam, bà Lê Thị Yến – Hiệu trưởng trường THCS Thị Trấn (thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) cho biết giáo viên chủ nhiệm lớp đã mời gia đình của học sinh nam tên K. đến làm việc. Sau đó phía gia đình em K. đã đến nhà xin lỗi em Đ.M.A.
Nữ hiệu trưởng cho hay trường cũng có chú ý công tác giáo dục giới tính cho học sinh. Tuy nhiên, khi PV báo PLVN nói về vấn đề xảy ra đối với em A., bà Yến lảng tránh với lý do "Đây là vấn đề nhạy cảm, chưa đến mức cần phải làm căng vì sợ… ảnh hưởng đến tâm lý học sinh".
Bà Yến thừa nhận sự việc đáng tiếc diễn ra với nữ sinh Đ.M.A là một bài học sâu sắc để nhà trường rút kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh.
Theo tin tức trên Người lao động, sáng ngày 22/9, Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa cho biết, trong chiều qua, bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh này, đã ký công văn số 2985 gửi Chủ tịch UBND thị xã Nghi Sơn đề nghị kiểm tra, xác minh việc trên.
Yêu cầu Hiệu trưởng nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và các học sinh có liên quan đến sự việc nêu trên, làm bản tường trình, trên cơ sở đó phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tiến hành các bước cần thiết để xem xét, xử lý vụ việc đảm bảo tính răn đe đối với học sinh và sự đồng thuận của xã hội.
Mở cửa hàng bán quần áo, nữ quái cho vay nặng lãi
Ngày 22/9, Công an huyện Đô Lương (Nghệ An) cho biết, đơn vị vừa tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Thị Hoa (thường gọi là "Hoa Vô Lệ", SN 1989), trú xóm 4 xã Đông Sơn, huyện Đô Lương về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.
Nguyễn Thị Hoa đã cho rất nhiều người vay và quá trình cho vay thường yêu cầu người vay viết giấy nhận "phường" để che giấu hoạt động cho vay của mình, đồng thời quay video clip người vay trình bày với nội dung chỉ vay tiền chứ không thu lãi.
Các sổ sách, giấy tờ liên quan đến hoạt động phạm tội Hoa không để bên người hoặc chỗ ở mà gửi ở nơi khác, chỉ khi cần thiết mới mang sổ sách về. Các buổi chiều hàng ngày, dưới danh nghĩa đi thu "phường", Hoa yêu cầu các con nợ (chủ yếu là các tiểu thương ở chợ) đến shop quần áo của Hoa ngay trong chợ để đóng tiền trả góp.
Đối tượng tạo vỏ bọc kinh doanh quần áo thời trang để che giấu hoạt động phạm tội, thực chất là dùng Facebook quảng cáo việc cho vay tiền, bốc bát họ...
Thậm chí, Hoa còn mượn danh có sự "bảo kê" của lực lượng Công an, rêu rao rằng mình "không phải tự dưng làm được" để đe dọa con nợ.
VKSND Tối cao xác minh vụ tố cáo 'lập khống biên bản bắt người'
Ngày 21/9, Vụ 6 thuộc VKSND Tối cao vừa có văn bản gửi Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đề nghị xác minh, làm rõ tố cáo của bà Vũ Thị Liên (SN 1960, trú tại Hà Nội) là nhân viên tạp vụ của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục TDS Việt Nam (Công ty TDS) về hành vi có dấu hiệu xâm phạm hoạt động tư pháp xảy ra tại Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội).
Văn bản nêu rõ, qua nghiên cứu đơn của bà Liên và tài liệu gửi kèm, Vụ 6 nhận thấy, bà Liên đã đưa ra các file ảnh chụp bản thân được lực lượng công an địa phương khiêng cáng ra khỏi cổng tòa nhà TH1 (ở phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm) lúc 11h33 ngày 2/8/2019 để đưa lên xe đi cấp cứu tại Bệnh viện 198 (Bộ Công an).
Nếu tính thời gian từ lúc bà Liên bị khống chế dẫn đến bất tỉnh và gọi xe cấp cứu cũng mất thêm một khoảng thời gian nhất định trước thời điểm khiêng cáng bà Liên ra xe.
Tuy nhiên, biên bản bắt người phạm tội quả tang của Công an quận Bắc từ Liêm lập ngày 2/8 thể hiện thời gian thực hiện bắt đầu lúc 11h25 và kết thúc lúc 11h55 cùng ngày.
Do vậy, Vụ 6 nhận định có căn cứ cho thấy tố cáo của bà Liên là có cơ sở, cần phải kiểm tra xác minh.