Liệu ông Blair có thể tránh được cuộc chiến Iraq, liệu ông Cameron có tránh được cuộc trưng cầu dân ý vừa rồi? Hai thủ tướng này cùng bị ám ảnh bởi các cuộc bầu cử và sẵn sàng làm tất cả để có được sự ủng hộ của cử tri.
Trước tiên, ông cùng điểm lại về cuộc chiến Iraq của ông Blair, liệu lí do ông ấy quyết định tham chiến là gì?Có hai câu trả lời mâu thuẫn của câu hỏi trên. Một câu trả lời được đưa ra bởi những người chỉ trích ông Blair và một được đưa ra bởi những người ủng hộ ông. Cả hai câu trả lời sẽ được công bố trong các báo cáo của John Chilcot. Tuy nhiên, những điều ấy giờ đây chẳng còn mấy ý nghĩa.
Những người chỉ trích ông Blair cho rằng ông đã nói dối liên tục và ông ấy nên bị coi là một tội phạm chiến tranh. Câu trả lời này càng thôi thúc hơn nữa sự mất mát niềm tin của dân chúng về chính trị. Nếu Blair nói dối để gửi binh sĩ đến cái chết vô ích trên một vùng đất xa lạ thì cũng không quá ngạc nhiên rằng trong những tháng gần đây các cử tri không tin một thủ tướng cảnh báo rằng hậu quả của Brexit sẽ là thảm khốc.
Ông Tony Blair và David Cameron. Ảnh: Reuters |
Nhưng nhìn lại và suy nghĩ về câu trả lời này tại một thời điểm. Blair lên nắm quyền vào năm 1997 , bị ám ảnh với việc đảm bảo sự tín nhiệm của cử tri. Tại thời điểm này ông cho rằng những nhận thức của sự mất lòng tin sẽ có thể dẫn đến việc từ chức của một bộ trưởng, một đề xuất vô lý nếu được ban hành sẽ kích hoạt chuyến khởi hành riêng rời khỏi chính trường của ông vào mùa thu năm 1997.
Ông Blair biết rằng đảng Lao động của ông đã không đạt được đủ tin cậy để cầm quyền trong 18 năm, và ông sẽ làm tất cả để xây dựng một mối quan hệ vững bền giữa chính quyền và cử tri. Ông đã xuất bản báo cáo hàng năm về những gì chính phủ của ông đã hứa và đã đạt được, xin lỗi cho những sai lầm, đã có những buổi họp báo tưởng chừng kéo dài mãi mãi với bất kỳ câu hỏi khó khăn nào có thể được yêu cầu. Và trong những ngày đầu, chính quyền của ông Blair chỉ tập trung thực hiện những gì đã hứa vì vậy có thể sẽ không có chỗ cho những lời buộc tội bội tín . Các lãnh đạo thay đổi trong phong cách và đầy triển vọng, nhưng họ đã không thay đổi từ khi nắm chặt được sự tin cậy cần thiết để từ đó lại trở nên thờ ơ với các cử tri.
Ngoài ra còn có các vấn đề lớn về tính cách của ông Blair. Ông Blair theo đuổi tiến trình hòa bình Bắc Ireland trong suốt nhiệm kỳ. Tại sao một người nào đó bị cáo buộc không quan tâm đến những hậu quả đẫm máu của một chiến tranh lại luôn thổn thức để đảm bảo một nền hòa bình khác? Những lý thuyết này không thể dung hòa.
Nhưng không phải điều gì ông làm cũng được tán thành bởi những người trung thành với ông ấy hoặc ngay cả chính bản thân ông ấy. Nhìn nhận theo cách này, ông không còn bị làm phiền bởi sự tán thành của số đông, ông sẽ chỉ quan tâm đến "Những gì phải làm". Hàng triệu người có thể đã biểu tình chống lại chiến tranh nhưng ông ấy coi đó như một cuộc thập tự chinh của Tin Mừng.
Ông đã cố định hình và tìm kiếm một "con đường thứ ba" bằng cách thêm vào lý lẽ tinh thần cao thượng cho cuộc chiến Irag và bao biện các hành động bằng lý lẽ về niềm tin kiên cường.
Một lần nữa, câu trả lời này đòi hỏi chúng ta phải chấp nhận rằng một nhà lãnh đạo có thể thay đổi hoàn toàn, một biến thái mà bác sĩ tâm thần sẽ cố gắng giải thích. Ở đây, Blair là một nhà lãnh đạo thực dụng, người đã luôn lèo lái tìm những hướng xử lí khác nhau, một "con đường thứ ba" xung quanh những thách thức.
Những người đã xây dựng được một cơ sở để nhận được hỗ trợ của đông đảo cử tri luôn nhắc nhở đảng của ông rằng để chiến thắng cuộc bầu cử, không có gì là không thể làm. Ông sẵn sàng thổi bay tất cả mọi chỉ trích để tiến hành cuộc chiến với Iraq và Trung Đông.
Câu trả lời cho những bí ẩn được bắt nguồn từ một bối cảnh chính trị, chính phủ đã bỏ qua kết quả điều tra trước đó và một trong đó gần như chắc chắn sẽ được xem nhẹ bởi Chilcot trong báo cáo sắp tới vể cuộc chiến Iraq. Phần đầu của câu trả lời nhằm để đặt ra một câu hỏi khác . Nó không phải là một trong những sai lầm mà chúng ta cần vach ra ở đây. Blair không bao giờ phải trả lời các câu hỏi kiểu như: Anh có nên xâm lược Iraq? Ông Blair đã phải trả lời một câu hỏi khác: Tôi có cần hỗ trợ Tổng thống Bush trong quyết định muốn loại bỏ Saddam Hussein?
Với lịch sử chính trị của mình, Blair luôn chỉ có được một câu trả lời cho câu hỏi đó . Blair đã được đưa lên chính trường trong những năm 1980 khi đảng Lao động bị thất bại trong một cuộc bầu cử một phần vì nó được xem là " mềm" về quốc phòng và có tư tưởng chống Mỹ . Khi Blair lên nắm quyền vào năm 1997, những bài phát biểu của ông bên ngoài ngôi nhà số 10 ngày càng nhiều về một sự chối bỏ của quá khứ năm 1980 của đảng Lao Động và hướng về tương lai. " Chúng tôi đã được bầu làm lãnh đạo đảng Lao động mới . Chúng tôi sẽ điều chỉnh mọi thứ như một đảng Lao động mới , " ông tuyên bố và nhấn mạnh.
Tổng thống Mỹ không hợp tác với đảng Lao động vào những năm 1980 . Đảng Lao động mới sẽ gần gũi với tổng thống Mỹ . Vào lúc bắt đầu của nhiệm kỳ thứ hai của mình vào năm 2001 , trước khi cuộc tấn công vào ngày 11 tháng 9 nổ ra , ông Blair nói với du khách đến ngôi nhà số 10 rằng một trong những mục tiêu dài hạn của ông là ông sẽ chứng minh rằng một thủ tướng đảng Lao động có thể làm việc với một tổng thống đảng Cộng hòa của Mỹ . Quá khứ thất bại của đảng Lao động vẫn ám ảnh ông , ông đã bấn loạn lo lắng rằng đảng Bảo thủ đã hình thành mối quan hệ chặt chẽ với Đảng Cộng hòa ở Washington. Ông tin rằng đảng Lao động phải có những sự chuyển đổi nếu không muốn dấn thân vào con đường diệt vong.
Và ông đã làm như vậy theo một cách hoàn toàn phù hợp với tính cách chính trị của mình và đó không phải là một bước nhảy vọt điên cuồng tới một bộ mặt mới . Ông đã tìm kiếm một con đường thứ ba . Ông đã thuyết phục Tổng thống Bush đi đến Liên Hiệp Quốc , ông biết rằng nếu cuộc xâm lược được hỗ trợ bởi các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, Anh sẽ giảm bớt được những khoản hỗ trợ cho quân đội Mỹ và hạn chế các yếu tố hoang dại của chính quyền tổng thống Bush.
Trong việc thuyết phục Tổng thống Bush đi đến Liên Hiệp Quốc, ông Blair đã cam kết về sự hỗ trợ của Anh cho hành động quân sự. Ông Blair không có lựa chọn cho việc tham gia cuộc chiến tại Iraq, nhưng ông có thể tạo được một cái cớ cho cuộc chiến này thông qua lí do lật đổ chính quyền độc tài Saddam.
Nhưng lần này, "cách thứ ba" của ông không phải là một lối thoát mà thành một cái bẫy. Khi ông nhân danh công lý, ông phải thực hiện tất cả các nghĩa vụ và cuộc chiến Iraq đã kéo dài hơn toan tính, đồng nghĩa ông sẽ phải kéo dài sợ hỗ trợ của mình, điều đó ngày càng trở lên mệt mỏi và áp lực một nhà lãnh đạo "luôn làm những điều đúng đắn" đã góp phần dẫn tới việc từ chức của ông vào năm 2007.
Trong niềm tin sẽ dẫn dắt đảng Lao động mới tới một sự khác biệt, ông đã tự đưa mình vào cái bẫy do chính ông tạo ra. Không có cơ sở để dự đoán có hay không việc Blair tin vào những lợi ích thu được từ cuộc chiến hay không. Ông ấy "phải" tin vào điều đó. Ông đã đặt mình vào một trường hợp trong một nỗ lực tuyệt vọng để thuyết phục quốc hội, cử tri và các phương tiện truyền thông. Dĩ nhiên ông ấy thực sự nhìn thấy một viễn cảnh cho cuộc chiến tranh. Đây là điển hình của một trường hợp mà con người phải làm những gì mà họ không tin tưởng vào. Nhưng trong hoàn cảnh chính trị khác nhau Blair hoàn toàn có thể áp dụng trí thông minh của mình để thuyết phục các nhà lập pháp tránh xa một cuộc chiến tranh.
Tất nhiên Blair, cũng như David Cameron qua cuộc trưng cầu dân ý tai hại đối với EU vừa rồi, làm tăng dấu ấn của mình trong lòng các cử tri nhưng đó không phải là những tính toán toàn vẹn. Blair trở thành thủ tướng khi không có bất cứ kinh nghiệm nào trong hoạt động của chính phủ và ông không cần phải tìm hiểu các Chính sách ngoài những tác động của chúng đến việc bầu cử. Hướng dẫn chính của ông khi tranh cử đến từ các cuộc bầu cử thất bại của đảng Lao động trong quá khứ.
Ai cũng biết, ông David Cameron đã hứa về một cuộc trưng cầu dân ý trong chiến dịch tranh cử 2010, và trong bối cảnh cuộc bầu cử mới săp diến ra, ông ấy đã phải dùng cuộc trưng cầu dân ý như một công cụ để tranh cử. Nhưng có lẽ ông ấy đã không lường trước được sự tai hại của nó.
Cameron, cũng trở thành thủ tướng khi chưa có bất cứ một kinh nghiệm nào trong các công việc của chính phủ, ông có một số khía cạnh của một nhà lãnh đạo tương tự như Blair. Cả hai đều có chủ định nhưng khi phải đối mặt với những thách thức quan trọng thì việc suy tính thiếu chiều sâu của họ sẽ có những tác động đầy ảm đạm cho Vương quốc Anh và phần còn lại của thế giới trong một thời gian dài tới.
Quý Vũ (Guardian, Telegraph, Independent)