Trong giai đoạn đội ngũ thỉnh kinh ổn định, Trư Bát Giới không thể nào làm tan rã đội hình. Nhưng một khi tình hình nghiêm trọng, thường là vào lúc khẩn cấp, Đường Tăng bị yêu quái bắt đi, Trư Bát Giới luôn đề xuất chia hành lý. Điều này đã quá quen thuộc với những fan của Tây Du Ký. Nhưng bạn có biết tại sao Trư Bát Giới luôn là người đòi chia hành lý?
Trước khi lên đường đi Tây Thiên thỉnh kinh, Bồ Tát đã đưa ra "cái giá" cho mỗi thành viên như sau: Đường Tăng lấy được kinh sẽ tu thành chính quả, Bạch Long Mã thoát án tử, Sa Tăng bảo vệ an toàn cho Đường Tăng sẽ không còn bị phi kiếm xuyên tâm và được phục chức, Tôn Ngộ Không được giải thoát khỏi Ngũ Hành Sơn.
Tôn Ngộ Không, Sa Tăng và Bạch Long Mã đều phạm tội. Bồ Tát giải thoát cho họ, họ hoàn thành nhiệm vụ mà Bộ Tát giao phó, đây là sự trao đổi công bằng. Trư Bát Giới không chịu bất kỳ tội lỗi nào, anh ta là yêu quái ở núi Phúc Lăng, dù gây họa cũng không ai truy cứu trách nhiệm. Chính Trư Bát Giới tự nguyện muốn tham gia đoàn thỉnh kinh và được Bồ Tát đồng ý. Do đó, bất kể khi nào Trư Bát Giới muốn rời khỏi nhóm lấy kinh, anh ta đều không mắc nợ ân tình của Bồ Tát. Bồ Tát cũng sẽ không truy cứu trách nhiệm của anh ta, còn những người kia thì khác. Do đó, mỗi khi gặp khó khăn, Trư Bát Giới là người đầu tiên muốn chia hành lý, điều này là bình thường.
Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Sa Tăng đều là người độc thân, đi xa không có gánh nặng gia đình. Trư Bát Giới thì khác, hắn đã có vợ ở Cao Lão Trang. Mỗi lần đòi giải tán, Trư Bát Giới đều muốn về Cao Lão Trang, chứng tỏ, ngay cả khi lấy kinh xong, hắn vẫn muốn trở về nơi này. Điều này cho thấy Trư Bát Giới rất coi trọng gia đình, chỉ muốn làm xong nhiệm vụ này, kiếm được ít tiền rồi quay về. Điều hắn lo lắng nhất là không thể xuất gia và mất đi người vợ của mình. Vì vậy, mỗi khi đội thỉnh kinh gặp khó khăn, Trư Bát Giới tự khắc muốn quay đầu.
Sự khôn ngoan của Trư Bát Giới là bản năng. Thông minh và giỏi giang thì được ngưỡng mộ, ngây thơ lại khiến người ta tin tưởng và thương yêu, thể hiện sức mạnh khiến người ta sợ hãi tránh xa, thể hiện yếu đuối khiến người ta vui vẻ đến gần. Rõ ràng, trong đội ngũ đi thỉnh kinh, Trư Bát Giới có mối quan hệ với mọi người tốt hơn Tôn Ngộ Không và cũng được độc giả yêu thích hơn.
Tuy nhiên, Trư Bát Giới lại có sự khác biệt. Hắn không chỉ là “hoa hậu thân thiện” mà còn hay mắng mỏ, phàn nàn, tức giận và xấu tính. Tất cả những điều này tạo nên một Trư Bát Giới gần gũi. Hắn phàn nàn về Đường Tăng không kém Tôn Ngộ Không nhưng lại được sư phụ thiên vị. Đường Tăng chắc hẳn cảm thấy nhị đồ đệ của mình là người ngoan ngoãn, ngây thơ và không biết nói dối.
Trong từ điển của Trư Bát Giới không có từ "khách sáo". Đi đến đâu hắn cũng tự xưng "ông ngoại Trư", gặp Thọ Tinh buông lời trêu chọc, gặp Phúc Tinh thì kéo lại đòi ăn trái cây. Nói chung, Trư Bát Giới là một "nhà ngoại giao" tài ba của đoàn thỉnh kinh.
Ngốc nghếch chỉ là cái cớ của kẻ lười biếng. Trư Bát Giới tự nhận mình ngốc, sư phụ cũng nói hắn ngốc. Cái ngốc của hắn giống như một đặc quyền: đã ngốc vậy rồi thì người khác đừng so đo, lười biếng một chút, làm ít một chút cũng không sao. Sự ngốc nghếch này giống như một rào cản tự nhiên, giúp Trư Bát Giới bớt lo lắng hơn, không cần phải nỗ lực nhiều.
Người ngốc chưa hẳn đã hài hước, nhưng người quá thông minh chắc chắn không hài hước. Người như Trư Bát Giới là thú vị nhất.
Có thể nói Trư Bát Giới là nhân vật "ăn hại" nhưng lại được khán giả rất yêu thích trong Tây Du Ký. Tên của hắn là "Bát Giới", nhưng thực tế hắn không kiêng cữ gì cả. Hắn thích ăn, thích dục vọng, tham lam lợi nhỏ, còn hay nói dối. Trư Bát Giới đã phóng đại và giải trí hóa những tật xấu nhỏ của con người. Thông qua việc dung túng cho Trư Bát Giới, khán giả đang dung túng cho chính mình, tha thứ cho lão Trư cũng là tha thứ cho chính mình.