Tin mới

Trung Quốc đang xây đường băng thứ hai trên Biển Đông đến đâu?

Thứ ba, 13/01/2015, 11:05 (GMT+7)

Bắc Kinh có thể sở hữu đường băng thứ hai ở Biển Đông vào cuối năm 2015.

Bắc Kinh có thể sở hữu đường băng thứ hai ở Biển Đông vào cuối năm 2015.

Vào ngày 8/1, hãng tin tức Rappler của Philippines trích một nguồn tin quốc phòng cho biết Trung Quốc có thể hoàn thành việc xây dựng đường băng thứ hai ở biển Đông vào cuối năm 2015. Trong một diễn biến khác, Tư lệnh Lực lượng vũ trang của nước này, Tướng Gregorio Catapang Jr. tiết lộ rằng Bắc kinh có thể đã hoàn thành một nửa việc cải tạo đất ở Rặng đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa, nơi một đường băng có thể được xây dựng nên tại đây.

Trung Quốc có thể đang xây một đường băng trên Rặng đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Ảnh: CNN

Những hình ảnh vệ tinh tiết lộ vào tháng 11/2014 cũng chỉ ra rằng các máy nạo vét của Trung Quốc đang tiến hành cải tạo đất trên Rặng Chữ Thập từ tháng Tám để tạo nên một vùng rộng lớn đủ cho một sân bay dài 3 km, có thể là chiếc thứ hai ở biển Đông của Trung Quốc sau đường băng đầu tiên ở Đảo Woody ở Quần đảo Hoàng Sa (mà các nước Malaysia, Philippines, Việt Nam và Đài Loan cùng tuyên bố chủ quyền). Nhưng những báo cáo mới nhất cho thấy Trung Quốc còn khá lâu để hoàn thành việc tái tạo đất và xây dựng đường băng. Những hoạt động tái tạo, cùng với việc xây dựng 2 đường băng – một ở quần đảo Hoàng Sa và một ở quần đảo Trường Sa có thể làm tăng vị thế của Bắc Kinh ở Biển Đông so với những khiếu nại và những bên liên quan khác.

Trước đó chúng ta đã biết rằng, quan trọng là những hoạt động đó của Trung Quốc ở Biển Đông không phải là những sự kiện tách biệt mà là một phần của chiến lược “khẳng định cộng dồn” nhằm thay đổi thực tế trên vùng biển mà Bắc Kinh có lợi ích, để có thể làm lợi cho những tuyên bố của họ. Trong trường hợp  này, cùng với một số dự án tải tạo đất của Bắc Kinh, bao gồm ở Rặng Cuateron, Rặng Gaven, và Rặng Bắc Johnson, những nỗ lực tăng diện tích mỗi dự án tương tự như họ đang làm ở Rặng Chữ Thập sẽ giúp củng cố cho những tuyên bố lãnh thổ rộng lớn.

Video tham khảo :Phản đối Trung Quốc hoạt động, tập trận phi pháp ở Hoàng Sa:

Điều này có thể lần lượt tiềm tàng ảnh hưởng đến những khiếu nại khác trên Biển Đông, như việc Philippines đệ đơn kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế tại Hội nghị Hague (Việt Nam cũng tham gia) sẽ có kết quả vào cuối năm 2015, đầu năm 2016. Trong khi Manila đã quyết định ngừng tất cả những hoạt động tăng cường ở Biển Đông bởi có thể ảnh hưởng đến quyết định của tòa án, Bắc Kinh dường như thấy không có vấn đề gì khi tiếp tục các hoạt động ở Biển Đông bởi họ hiểu được họ sẽ chỉ thay đổi được hiện trạng lợi ích của họ khi tòa án vẫn đang ra quyết định.

Ảnh: Hải quân Mỹ

Ngoài những lợi thế về vị trí mà việc tái tạo đất ở Biển Đông có thể mang lại, có đường băng tại Rặng Chữ Thập có thể tăng đáng kể khả năng triển khai sức mạnh của Trung Quốc. Đơn giản chỉ cần có một đường băng ở quần đảo Trường Sa, máy bay của Bắc kinh có thể bay xa tới vùng nam Biển Đông một cách dễ dàng, nhanh chóng và thường xuyên khi chúng có thể không đủ tầm bay hay vướng những vấn đề về nhiên liệu. Vì vậy, điều này lần lượt cho phép Trung Quốc thực hiện thêm các cuộc tuần tra trên không ở vùng lãnh thổ họ tuyên bố chủ quyền và có thể hỗ trợ nhiều hơn các tàu trong khu vực đó. Những kiểu hành động của Trung Quốc trong vài năm qua cho thấy sự xâm nhập ngày càng lớn vào các khu vực ở miền nam Biển Đông làm ảnh hưởng đến Malaysia, Indonesia…., những nước này nên dè chừng về những hậu quả xảy ra nếu điều đó trở thành sự thực.

Như một vài người đã chỉ ra, việc sở hữu thêm một đường băng khác có thể cũng là một bước tiếp theo cho kế hoạch tạo ra một vùng nhận diện phòng không (AIDZ) trên Biển Đông trong tương lai, tương tự với lần họ tuyên bố trên Biển Hoa Đông vào tháng 11/2013. Từ khi Trung Quốc tuyên bố vùng AIDZ đó, rất nhiều người đã lo ngại rằng chính xác khi nào Bắc Kinh sẽ tuyên bố một vùng tương tự ở Biển Đông. Nhưng với “sự khẳng định cộng dồn” đang dần tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, Bắc Kinh có thể tiến gần hơn tới một sự thật, nơi họ có thể có đủ sức mạnh để lập nên một vùng AIDZ, thậm chí cả khi nếu họ không thực sự tuyên bố một vùng nào.

Theo Chi MK/The Diplomat

 

Video tham khảo :4 vũ khí đáng gườm của Trung Quốc nếu không chiến xảy ra:
Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.