Tử Cấm Thành còn được gọi là Cố Cung nằm ở trung tâm của Bắc Kinh cũng là thủ đô Trung Quốc. Đây là nơi bàn việc chính sự của các vị vua và quần thần của mình. Đây cũng là nơi ở của hoàng đến cùng dàn hậu cung. Ngoài ra, các thái giám, cung nữ cũng ở nơi đây. Ngày nay, Tử Cấm Thành trở thành một trong những kỳ quan của thế giới.
Tử Cấm Thành có thể nói là nơi thâm cung kỳ bí nhất ở Trung Quốc. Tại đây có nhiều giai thoại mà đến nay vẫn chưa có lời giải đáp như không ai dám uống nước trong giếng, "bóng ma điên nhảy múa", nhà vệ sinh ở rất xa...
Trong đó có câu chuyện đoạn quạ đen tập trung ở đêm khuya khiến nhiều người thắc mắc. Quan niệm từ xưa của Trung Quốc, quạ là biểu tượng của vận đen, chết chóc và thường những nơi quạ đến đều có âm khí nặng. Nếu theo quan niệm này thì không lẽ Tử Cấm Thành lại là nơi tích tụ những điều xui rủi.
Thực tế, nguyên nhân việc quạ xuất hiện ban đêm ở Tử Cấm Thành được lý giải khá đơn giản. Thông thường, các loại quạ đều ăn xác chết mà ở các triều đại tại Trung Quốc thì các cuộc đấu đá chính trị nhất là hậu cung diễn ra rất nhiều. Không ít người đã phải bỏ mạng tại nơi cung cấm này.
Điều đáng nói là thi thể của họ cũng không được chôn cất tử tế mà bị vứt bỏ một cách vội vàng như ném xuống giếng, chôn hời hợt. Do đó, theo thời gian, các thi thể sẽ phân hủy, bốc mùi hôi thối. Điều này đã thu hút số lượng quạ bay đến rất nhiều.
Tuy nhiên, theo lý giải của một số chuyên gia khoa học, lối kiến trúc ở Tử Cấm Thành chính là nơi thu hút đàn quạ. Theo đó, đa số cung điện đều được xây dựng hướng mặt về phía Bắc - Nam, có ánh mặt trời chiếu rọi. Trong Tử Cấm Thành, mỗi sân sẽ có một bức tường riêng biệt.
Ngoài chức năng ngăn cách không gian thì bức tường còn chống gió rét vào mùa đông. Vì vậy, Cố Cung trở thành địa điểm lý tưởng cho đàn quạ thường xuyên bay tới.
Theo lối giải thích khoa học thì có thể giải thích được rằng việc quạ xuất hiện thường xuyên trong Tử Cấm Thành chỉ là theo thói quen lâu ngày cùng một số yếu tố địa lý đặc thù nên chúng thường xuyên bay đến.