Tin mới

Ác mộng của Mỹ: Duterte nói đi đôi với làm, xoay trục sang Nga - Trung

Thứ sáu, 07/10/2016, 16:45 (GMT+7)

Nếu Tổng thống Philippines Duterte thực hiện những lời hăm dọa của mình, xoay trục sang Nga và Trung Quốc, khi đó tình hình an ninh của Mỹ tại Đông Á có thể suy yếu một cách nguy hiểm.

Nếu Tổng thống Philippines Duterte thực hiện những lời hăm dọa của mình, xoay trục sang Nga và Trung Quốc, khi đó tình hình an ninh của Mỹ tại Đông Á có thể suy yếu một cách nguy hiểm.

Trong bài viết đăng trên CNN, tác giả Nathew Davies, trưởng khoa Quan hệ Quốc tế tại ĐH Quốc gia Australia, chuyên gia về chính trị Đông Nam Á, đã đưa ra cái nhìn thấu đáo về quan hệ Mỹ - Phil dưới thời ông Duterte.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã đánh dấu 100 ngày đầu tiên nhậm chức của mình bằng những cuộc tấn công mới nhằm vào liên minh của nước này với Mỹ.

Tổng thống Philippines Duterte thường xuyên có những lời lẽ làm mất lòng Mỹ. Ảnh: Reuters

Sự bùng phát gần đây nhất của ông là trong loạt bài phát biểu tại Manila. Ông Duterte tuyên bố "Tôi sẽ chia tay nước Mỹ", đáp trả lại viêc Washington không bán vũ khí cho Philippines. Sau đó, ông Duterte tiếp tục tuyên bố cả Nga và Trung Quốc đều sẽ cung cấp vũ khi nếu Philippines yêu cầu.

Sự gắn bó của ông Duterte đối với chính quyền Mỹ không thể tiếp tục. Ngay sau khi lên nắm quyền, ông Duterte tung ra một làn sóng giết người ngoài vòng pháp luật dưới vỏ bọc cuộc chiến chống ma túy. Giữa sự lên án của cộng đồng quốc tế, tổng thống Philippines tự ví mình với Hitler và thể hiện việc muốn giết nhiều người hơn. Ông Duterte đã xúc phạm đại sứ Mỹ tại Manila, Philip Goldberg, gọi ông ấy là "gã đồng tính chó đẻ" và dùng lời lẽ thô tục để nói về ông Barack Obama, nói tổng thống Mỹ có thể "xuống địa ngục".

Mặc dù thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest đảm bảo rằng liên minh Mỹ - Philippines vẫn vững mạnh, những hành động và ngôn ngữ cực đoan vẫn tiếp diễn của ông Duterte đặt ra nguy cơ ngày một tăng và có thật đối với liên minh này. Ngay ở thời điểm này, những câu hỏi nghiêm túc cần được đặt ra về độ tin cậy của Philippines trong vai trò đối tác và đối tác liên minh để thúc đẩy các giá trị dân chủ và quản lý mà Mỹ đang tìm kiếm để phòng thủ trong khu vực này. Tuy nhiên, nguy hiểm thực sự là ông Duterte sẽ thực hiện lời đe dọa của mình, xoay trục sang Moscow hoặc Bắc Kinh. Nếu điều này xảy ra, tình hình an ninh của Mỹ tại Đông Á có thể sẽ bị suy yếu một cách nguy hiểm.

Một Philippines xoay quanh quỹ đạo của Bắc Kinh hoặc Moscow sẽ làm suy yếu khả năng bảo vệ tự do hàng hải tại Biển Đông của Mỹ. Tại thời điểm này, Mỹ và Philippines đang tiến hành tuần tra chung tại khu vực. Và, vào tháng 4/2016, trước khi ông Duterte lên nắm quyền, 2 nước đã ký kết một thỏa thuận liên minh tăng cường, cho phép máy bay Mỹ tới căn cứ không quân Clark, tập trận huấn luyện chung và Mỹ hỗ trợ tiền để Philippines nâng cao các cơ sở hạ tầng quân sự. Ông Duterte cho biết mình muốn xem xét lại tất cả những thỏa thuận này.

Động thái xa lánh Mỹ của ông Duterte sẽ khiến Trung Quốc vững tâm. Ngày 12/7, chưa đầy 2 tuần sau khi ông Duterte lên nắm quyền, Tòa trọng tài Thường trực đã đưa ra phán quyết về những yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông. Phán quyết của tòa ủng hộ quan điểm của Philippines, gạt qua một bên tất cả những lời biện hộ của Trung Quốc về những nơi họ chiếm đóng.

Tuy nhiên, ông Duterte gần như không quan tâm đến chiến thắng này. Ông quan tâm tới việc sử dụng Trung Quốc như một cách để tránh bị cô lập khi ông xúc phạm Mỹ hơn là mối đe dọa đối với những lợi ích của người Philippines. Một Philippines không muốn theo đuổi những tuyên bố chủ quyền trong khu vực, những tuyên bố hỗ trợ cho Mỹ, là một Philippines đang theo đuổi lợi ích của một đối thủ cạnh tranh chứ không phải một đồng minh.

Chúng ta có thể phác họa 2 tương lai cho mối quan hệ Mỹ - Philippines, tùy vào kết quả bầu cử tổng thống Mỹ.

Ông Duterte, người theo chủ nghĩa dân túy thô thiển, song song với ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump. Tuy nhiên, dù có những điểm tương đồng thì dùng Trump lên làm tổng thống, viễn cảnh hợp tác Mỹ - Philippines vẫn có thể xấu đi, xấu đi nhanh chóng. Hai cái đầu nóng không phải là tin tốt cho những mối quan hệ ngoại giao ổn định. Và không chắc là ông Trump sẽ chấp nhận rằng lợi ích chiến lược của mối quan hệ thân thiết lâu dài giữa Washington - Manila sẽ lớn hơn giá trị ngắn hạn của những lời lăng mạ mà ông Duterte đưa ra.

Ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton sẽ nắm giữ quan hệ Mỹ - Philippines theo truyền thông. Nếu giành chiến thắng, bà có thể tiếp tục nỗ lực (giống như ông Obama đã làm) để nhấn mạnh sự liên kết lâu dài của lợi ích chung và mối quan hệ sâu sắc, nồng ấm giữa 2 nước đã vượt xa cả vấn đề quyền lực. Bà Clinton có thể "diều hâu" hơn ông Obama nhưng bà ấy cũng từng là một nhà ngoại giao dày dạn, chấp nhận những lời lăng mạ để theo đuổi một tầm nhìn xa. Với sự chú ý tới Trung Quốc, bà Clinton sẽ lo duy trì vị thế hiện tại của Mỹ nhiều hơn, duy trì một loạt các mối quan hệ an ninh chặt chẽ với các nước dọc bờ biển Trung Quốc.

Hiện vẫn chưa rõ liệu ông Duterte có tiếp tục theo đuổi những lời hăm dọa của mình hay không và chương trình nghị sự chính sách ngoại giao của ông ấy cuối cùng vẫn chưa rõ ràng. Một Duterte nóng tính nhưng hành động ít sẽ kích thích lập trường của Mỹ. Trong khi một Duterte có lời nói đi đôi với hành động sẽ nguy hiểm hơn và Chính sách của Mỹ đối với Philippines sẽ phải hướng tới việc ngăn chặn Duterte thứ hai, chấp nhận Duterte thứ nhất.

Bảo Linh (CNN)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: Duterte