Ngày 23/6, cuộc trưng cầu dân ý xem đi hay ở EU sẽ diễn ra tại Anh. Vậy thì điều gì sẽ xảy đến với Liên minh châu Âu EU nếu Anh rời đi?
EU sẽ tồn tại mà không có Anh?
Một số nhà lãnh đạo châu Âu đã tùy tiện khi nói đến tác động của việc Anh rời EU. Có người đã bực tức mà nói rằng: "Nếu Anh muốn ra đi thì cứ để họ đi".
Tuyên bố trên do ông Martin Schulz, Chủ tịch Nghị viện châu Âu đưa ra. Phát biểu tại Trường Kinh tế London, ông Schulz thừa nhận rằng Anh "thường xuyên thử thách sự kiên nhẫn của chúng ta".
Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz (trái) và Chru tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker. Ảnh: AP |
Ông Schulz nói rằng: "Họ đang đòi hỏi. Họ thúc đẩy. Họ nhấn mạnh. Họ chỉ không đi. Nhiều đồng nghiệp của tôi nói riêng với tôi là: "Đừng thay đổi chính kiến. Nếu người Anh muốn ra đi, cứ để họ đi".
"Tôi không ủng hộ điều này bởi Anh có thể thấy phiền lòng khi chúng tôi để họ đi. Tôi tin là chúng tôi cần Anh để EU mạnh hơn, tốt hơn. Và để làm cho điều gì đó mạnh hơn, tốt hơn, đôi khi, cần phải thúc đẩy, bị chỉ trích".
Những người khác trong cộng đồng EU tin rằng việc Anh từ bỏ vị trí thành viên sẽ khuyến khích các nước khác làm theo. Các cộng sự châu Âu của Thủ tướng Anh sẽ thấy rất phiền lòng khi mà các cử chi ở châu Âu giờ đây dường như muốn như vậy.
Brussels đã quen với những cuộc trưng cầu rắc rối. Việc Pháp, Hà Lan và Ireland nói "Không" với Hiến pháp và các hiệp ước Lisbon 1 thập kỷ trước là sự nhắc nhở khó chịu nếu không muốn nói là tầm thường rằng các cử tri châu Âu vẫn chưa học được cách yêu liên minh này.
Tuy nhiên, việc đặt toàn bộ cử tri của một nước lên lá phiếu như ông Cameron làm là chưa từng có.
"Những người bạn châu Âu của chúng ta nghĩ chúng ta điên rồ. Họ ghét ý tưởng về một cuộc trưng cầu dân ý và tức điên khi chúng ta đưa ra kết quả", một bộ trưởng của Anh nói hồi năm ngoái.
Các quan chức nói về sự ảnh hưởng. Tại thời điểm khi mà các cử tri trên khắp châu lục nghi ngờ khả năng cung câp hòa bình và thịnh vượng của Brussels thì ông Cameron đưa ra cuộc trưng cầu đi hay ở.
Nỗi sợ hãi của các nhà ngoại giao EU đó là nếu như yêu cầu viết lại các hiệp ước cơ bản tại EU của Anh được đáp ứng thì các nước cấp tiến tại châu lục này sẽ đòi hỏi thực hiện những thỏa thuận của riêng họ. Như vậy thì liên minh sẽ tan rã.
Thomas Kielinger, phóng viên tờ Die Welt của Đức đã lập luận trên tờ Telegraph là việc Anh rời EU sẽ là "một thảm họa cướp đi của chúng ta một người anh em cùng chiến đấu cho thương mại tự do và các cải cách; một người đồng chí có giá trị cho sự tồn tại của chủ nghĩa tự do".
Ông Cameron muốn thay đổi gì về EU?
Di cư và phúc lợi
- Một cú phanh gấp sẽ hạn chế quyền tiếp cận với phúc lợi của người di cư trong 4 năm sau cuộc trưng cầu. Thay vì đưa ra một lệnh cấm, việc tiếp cận với tiền trợ cấp viên chức sẽ "tăng dần từ chỗ không có cho tới có rồi gia tăng".
- Người di cư vẫn có thể gửi trợ cấp cho con cái họ ở nước ngoài, chỉ có điều sẽ ít hơn so với hiện nay.
- Ông Cameron sẽ được trao cho những quyền hạn mới để ngăn chặn các nghi can khủng bố và nghi phạm tới Anh, ngay cả khi mối đe dọa "sắp xảy ra".
- Các quy định mới sẽ ngăn người tới Anh thông qua "kết hôn giả". Chúng sẽ ngăn những công dân ngoài EU kết hôn với một công dân EU sau đó sống và làm việc tại Anh.
Chủ quyền
- Từ này nhìn nhận rằng nước Anh "không cam kết đẩy mạnh hội nhập chính trị vào Liên minh châu Âu".
- Một hệ thống "thẻ đỏ" sẽ cho phép Hạ viện kết hợp với những nghị viện có cùng khuynh hướng trong EU và ngăn chặn những luật không mong muốn từ Brussels.
Quản lý kinh tế
- Thỏa thuận này sẽ bảo vệ đồng bảng bằng cách lần đầu tiên thừa nhận trong luật là EU có hơn một đồng tiền.
- Tiền thuế của người dân Anh có thể không bao giờ phải chịu trách nhiệm hỗ trợ cho khu vực đồng euro.
- Bất cứ vấn đề nào có ảnh hưởng tới tất cả các quốc gia thành viên cũng phải được thảo luận ở tất cả các nước chứ không chỉ các nước trong khu vực đồng euro.
Năng lực cạnh tranh
- EU sẽ tăng cường những nỗ lực để cắt giảm công chức, đặc biệt là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bảo Linh (Telegraph)