Tin mới

Bị Nga dùng khí đốt 'tống tiền', EU thắt lưng buộc bụng chuẩn bị cho mùa đông

Thứ tư, 27/07/2022, 19:00 (GMT+7)

Văn phòng trung ương của EU đề xuất các quốc gia thành viên cắt giảm sử dụng khí đốt 15% trong những tháng tới khi khối này chuẩn bị cho việc Nga có thể cắt nguồn cung khí đốt tự nhiên.

Việc cắt giảm này sẽ là tự nguyện nhưng Ủy ban đã yêu cầu áp dụng mức cắt giảm bắt buộc trên toàn khối trong trường hợp khẩn cấp. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen coi đó là nỗ lực chủ ý của Tổng thống Nga Vladimir Putin khi vũ khí hóa xuất khẩu khí đốt.

"Nga đang tống tiền chúng ta. Họ sử dụng năng lượng như một vũ khí. Do đó, trong mọi trường hợp, dù là ngừng nhập một phần hay toàn bộ khí đốt của Nga, châu Âu cũng phải chuẩn bị", bà von der Leyen nói.

Các nước thành viên EU sẽ thảo luận về các biện pháp này trong cuộc họp khẩn cấp giữa các bộ trưởng năng lượng vào ngày 2/8 tới. Để được thông qua, các nước sẽ phải xem xét từ bỏ một số quyền hạn của họ về Chính sách năng lượng cho Brussels.

"Chúng ta phải chủ động, chuẩn bị cho việc ngừng cung cấp khí đốt của Nga. Và đây là kịch bản có thể xảy ra. Đó là những gì chúng ta đã thấy trong quá khứ", bà von der Leyen nhấn mạnh. Chủ tịch EC nói thêm công ty Gazprom của Nga ít quan tâm đến các lực lượng thị trường và coi đó như một trò chơi chính trị để bóp nghẹt EU.

Bị Nga dùng khí đốt 'tống tiền', EU thắt lưng buộc bụng chuẩn bị cho mùa đông
Bị Nga dùng khí đốt 'tống tiền', EU thắt lưng buộc bụng chuẩn bị cho mùa đông

Tiết kiệm 15% lượng khí đốt tiêu thụ từ tháng 8 năm nay tới tháng 3 năm sau không phải điều dễ dàng. Đề xuất được đưa ra khi blog của IMF có một bài đăng cảnh báo về những điểm yếu của EU.

'Việc ngừng cung cấp khí đốt một phần đã đè nặng lên sự tăng trưởng của châu Âu và việc ngừng hoàn toàn có thể còn nghiêm trọng hơn nhiều", IMFBlog cảnh báo. Tổng sản phẩm quốc nội ở các nước thành viên như Hungary, Slovakia và Cộng hòa Czech có thể giảm tới 6%.

Italy, một quốc gia đang phải đối mặt với những vấn đề kinh tế nghiêm trọng "cũng sẽ phải đối mặt với những cú sốc đáng kể".

Tuần trước, các dự báo kinh tế của EU cho thấy cuộc chiến của Nga tại Ukraine sẽ tàn phá sự phục hồi kinh tế trong tương lai gần. Tăng trưởng hàng năm sẽ thấp hơn, lạm phát sẽ cao kỷ lục. Sự gián đoạn trong thương mại năng lượng của Nga có nguy cơ gây ra suy thoái trong EU trong khi khối này đang phục hồi sau đại dịch.

Kể từ khi Nga tấn công Ukraine, EU đã thông qua các lệnh cấm than đá và hầu hết dầu mỏ của Nga, có hiệu lực vào cuối năm nay. Tuy nhiên, khối lại không cấm khí đốt tự nhiên vì cả 27 quốc gia phụ thuộc vào khí đốt để cung cấp năng lượng cho các nhà máy, sản xuất điện và sưởi ấm nhà cửa. Giờ đây, bà von der Leyen tin chắc ông Putin muốn cắt giảm khí đốt để tàn phá kinh tế và chính trị châu Âu trong mùa đông này. "Putin đang cố gây áp lực lên chúng ta trong mùa đông này và ông ấy sẽ thất bại nặng nề nếu chúng ta đoàn kết", chủ tịch EC tuyên bố.

Có những lo ngại rằng cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu Moscow không khởi động lại đường ống Nord Stream dù lịch trình bảo trì đã hoàn thành. Tổng thống Putin đã đặt câu hỏi về chất lượng bảo trì tại tuabin Nord Stream 1 sau đó tuyên bố ngừng cung cấp khí đốt.

Mục tiêu các kế hoạch mà bà von der Leyen đưa ra là đảm bảo những ngành công nghiệp và dịch vụ thiết yếu như bệnh viện có thể hoạt động. Trong khi đó, các lĩnh vực khác sẽ phải cắt giảm, chẳng hạn như hệ thống sưởi trong các tòa nhà công cộng, khuyến khích các hộ gia đình sử dụng ít năng lượng hơn.

Các quốc gia và Ủy ban châu Âu đã bắt tay vào mua sắm nhằm đa dạng hóa các nguồn khí đốt tự nhiên ngoài Nga. Tuy nhiên, chúng vẫn không cung cấp đủ năng lượng cho các doanh nghiệp và hộ gia đình trong những tháng lạnh.

Chủ tịch Ủy ban châu u Ursula von der Leyen kêu gọi các nước thành viên EU đoàn kết để chống chọi với tình trạng thiếu khí đốt trong mùa đông này.
Chủ tịch Ủy ban châu u Ursula von der Leyen kêu gọi các nước thành viên EU đoàn kết để chống chọi với tình trạng thiếu khí đốt trong mùa đông này.

Nga đã cắt hoặc giảm nguồn cung khí đốt cho hàng chục quốc gia EU và có thể cuộc khủng hoảng năng lượng này càng tồi tệ hơn nếu Moscow không khởi động lại đường ống Nord Stream 1.

Việc siết chặt năng lượng cũng đang đặt ra những thách thức chính trị hàng thập kỷ đối với châu Âu. Trong khi EU giành được quyền lực tập trung đối với các chính sách tiền tệ, thương mại, chống độc quyền và các chính sách nông nghiệp, các quốc gia thành viên phải bảo vệ quyền lực của họ đối với vấn đề năng lượng.

EC đã dành nhiều thập kỷ để phá đi pháo đài chủ quyền quốc gia này. Trước đó, họ đã sử dụng sự gián đoạn nguồn cung để làm tăng ảnh hưởng của EU. Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga cách đây 5 tháng là phép thử mạnh mạnh nhất cho việc các nước thành viên có sẵn sàng từ bỏ nhiều quyền lực năng lượng hơn hay không.

Trong đại dịch Covid-19, các nước thành viên đã có những hành động chung để phát triển và mua vaccine với số lượng lớn, thể hiện quyết tâm chung chưa từng có trong ngành y tế. "Chúng ta đã học được bài học của mình từ đại dịch. Chúng ta biết rằng trong loại khủng hoảng này, kẻ thù tồi tệ nhất là sự chia rẽ", bà von der Leyen nói.

(Theo AP)

>> Xem thêm: Nắng nóng kỷ lục, châu Âu biến thành 'chảo lửa', hơn 1.000 người thiệt mạng

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news