Xà lách là món ăn ưa thích của nhiều gia đình Việt Nam. Tuy nhiên lá của rau xà lách rất mềm và mỏng, khi rửa rau dễ bị dập nát. Chính vì thế, công đoạn rửa rau và vắt rau cũng cần phải thật nhẹ nhàng, nếu không sẽ khiến lá xà lách bị rách. Để từng chiếc lá xà lách vẫn nguyên vẹn, bạn hãy tham khảo cách làm dưới đây.
Đầu tiên, bạn cần rửa rau xà lách nhẹ nhàng dưới nước, vẩy thật nhẹ nhàng để lớp cặn bẩn giữa rau trôi ra. Đồng thời, bạn cần chuẩn bị một chiếc túi lưới và một chiếc túi nilon. Tiếp đến, bạn cho rau xà lách vào túi lưới, rồi cho túi lưới vào trong túi nilon, buộc chặt miệng túi và xoay tròn. Cách làm này khiến nước rau sẽ trôi ra phần túi nilon, giữ lại rau xanh trong túi lưới. Rau ráo nước mà vẫn hề bị nát.
Rau xà lách sạch và rau xà lách chứa chất hóa chất có cách phân biệt dựa vào một số đặc điểm. Ví dụ như rau sạch sẽ phải trông trong thời gian dài nên lá thường già hơn, có màu xanh vàng chứ không xanh nõn chuối. Phần lá phía dưới có thể có độ vàng úa, lá cuối cùng trong 1 cây xà lách sẽ chuyển sang vàng. Ngược lại, rau xà lách phun thuốc do thời gian sinh trưởng ngắn nên lá vàng rất ít, thậm chí là không có. Độ xanh khá đậm do đạm nitrat tạo thành, lá non mơn mởn bắt mắt.
Cuống rau xà lách sạch khá giòn, cứng nhưng lại khó gãy, cọng rau nhỏ và khi bấm vào thấy tiết ra chất nhựa trắng. Rau kích thích thì cuống thường to hơn rau sạch, khi bấm vào tiết nhựa rất ít, cọng rau bẻ rất dễ gãy.
Rau xà lách sạch có độ xoăn vốn có, các lá ôm khít nhau, bản lá hơi dày. Với rau sạch thì khi bị héo, việc phun nước có thể giúp rau tươi trở lại một phần. Trong khi đó rau xà lách hóa chất thì dễ bị héo, khi héo mà tưới nước vẫn không thể tươi trở lại, khó bảo quản.
Ảnh minh họa